Ruoucai sưu tầm & chế biến.
Mời bà con bấm play để nghe bài hát "Núi Hồng Sông Lam" của nhạc sỹ Quốc Việt qua sự thể hiện của ca sỹ Tố Nga trước khi đọc Entry này.
Mời bà con bấm play để nghe bài hát "Núi Hồng Sông Lam" của nhạc sỹ Quốc Việt qua sự thể hiện của ca sỹ Tố Nga trước khi đọc Entry này.
Nếu không có sông Lam
Núi Hồng buồn biết mấy
Núi Hồng không đứng đó
Sông Lam xanh cũng thừa
Và bao câu đò đưa
Thả neo vào lịch sử
Bao buồn vui, buồn vui
Nghĩa tình ơi chan chứa
Núi Hồng và sông Lam
Để muôn đời sừng sững
Núi cao cho dáng đứng
Sông dài cho bước đi...
Sông Lam chảy từ Lào qua Nghệ An và Hà Tĩnh vào biển Đông. |
Núi
Hồng Lĩnh tên Nôm là Ngàn Hống hay Rú Hống, cũng đọc là Hống, tên chữ
là Hồng Sơn (núi Hồng) hay Hồng Lĩnh, là dãy núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh.
Núi Hồng Lĩnh nằm giữa địa phận Thị xã Hồng Lĩnh và hai huyện Nghi Xuân và Can Lộc (Hà Tình). Cách thành phố Vinh khoảng 10 km về
hướng Nam. Sườn phía Bắc núi Hồng Lĩnh nằm dọc theo bờ Sông Lam. Núi
Hồng Lĩnh là một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách khoa thư
cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế (Năm Minh Mạng Thứ 7-1836).
Hồng
Lĩnh có nhiều đỉnh, tục truyền là 99 đỉnh và theo truyền thuyết Ông
Đùng xếp núi thì đỉnh thứ 100 là Rú Rum (Lam Thành) ở bờ Bắc sông Lam,
chưa kịp dắt về để cho đủ 100 ngọn núi Hồng. Thực tế đo đạc địa lý có
hơn 60 đỉnh nhô cao lên từ mấy chục mét và cao nhất là 676m. Tính từ Tây
Bắc xuống có các đỉnh: Nam Bàn, Yên Xuân, Đà Hồng, Cột Cờ, Thiên
Tượng, Mồng Già (có 2 ngọn), Bạch Tỵ, Hương Tích, Tai Voi , Mũi Rồng,
Ông, Tháp Cờ, Chân Tiên...Nhiều ngọn được mang tên kỳ thú do người đời
đặt và lưu truyền. Có 8 cửa truông thuận tiện cho đi lại qua Hồng Lĩnh
từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, như truông: Cộng Khánh, Vắn (Cố
Ghép)... Trong núi có nhiều hang động như: động 12 cửa, động Chẻ Hai,
động Đá Hang, động Hàm Rồng... Có đến 26 khe suối chảy từ trong núi ra
và ngày nay có hàng mấy chục đập nước ở chân núi Hồng Lĩnh, một số ao
hồ ở lưng núi và chân núi như Bàu Tiên, Vực Nguyệt, Ao Núi Lân, Bàu Mỹ
Dương.
Sông Lam, đoạn qua Nghi Xuân, Hà Tĩnh |
Sông
Lam, (tên gọi khác ở Việt Nam là Ngàn Cả hay Sông Cả; ở Lào là Nam
Khan), là một trong 2 con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Sông
bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang từ vùng núi Mường Khút, Mường Lập (Lào) cao 1.800 - 2.000 m, do hai nguồn Nậm Nọn và Nậm Mô hợp lại.
Tổng cộng chiều dài của sông là khoảng 513 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km. Phần
chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy
qua Nghệ An, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo
thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh đổ ra biển tại cửa Hội. Cụ thể,
trên lãnh thổ Việt Nam, nó chảy qua địa phận huyện Kì Sơn, Tương Dương,
Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương,
Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An rồi vào và Đức
Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh
Bắc Bộ.
Ngàn
Cả hay sông Cả là tên cũ của sông Lam. Ngày nay, sông Cả chỉ phần nhánh
chính từ Nghệ An của sông Lam. Nhánh này hợp với nhánh lớn thứ hai là
sông La, từ Hà Tĩnh, để tạo thành phần hạ nguồn của sông Lam. Tiếng Cả
vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông
nhỏ đổ về như Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, và sông La. Còn tên "sông
Lam" có lẽ do màu nước xanh. Sông còn có các tên như Lam Giang, Thanh
Long Giang, Lam Thủy.
Sông Lam - núi Hồng |
Cùng
với núi Hồng Lĩnh, sông Lam được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi
của xứ Nghệ. Hai bên dòng sông Lam có những làng văn hóa của Nghệ An và
Hà Tĩnh như Yên Hồ (Đức Thọ), Tiên Điền, Uy Viễn (Nghi Xuân), Trung
Lương (Thị xã Hồng Lĩnh), Trung Cần, Hoành Sơn, làng Kim Liên (Nam Đàn)
tạo nên một vùng văn hóa Lam Hồng. Đặc biệt Sông Lam - Núi Hồng là nơi
chuyên chở "Phù Sa" và Nguyên Khí để làm nên một Xứ Nghệ đẹp và địa linh
- nơi sinh nhân kiệt cho đất Việt.
Hoàng Lạc (tổng hợp)
Từ: Từ điển Bách khoa toàn thư & Wikipedia
Ảnh: Internet
Mời bà con thưởng thức thêm một lần nữa bài Núi Hồng - Sông Lam của nhạc sỹ Quốc Việt (một người con K.Anh) phổ thơ Xuân Hoài.
5 nhận xét:
Xuống sân bay lúc 10h30. Khác hẳn nắng ấm Phương Nam, Hà Nội se lạnh với sương mù. Qua sông Hồng xe chầm chậm từng chiếc nối đuôi nhau như bồng bềnh trong sương vậy.
Về đến nhà đã 11h30, ngồi một chút hồi tưởng về chuyến đi, nhớ về ngã ba sông, miệt vườn, “hoài cổ”…thấy được nhiều quá. Những cái được mình nói ra nữa thành khách sáo, nhưng có một cái được rõ ràng là “lên mấy chân kính” trong mắt vợ. Cả ngày hôm nay mình cứ vênh mặt lên nhìn ả líu lo, trầm trồ.
Cũng có mấy điều tiếc: ả nhà mình không gặp được ả kia để ôn nghèo kể khổ một lúc, tiếc là trước lúc chia tay đêm qua hai mắt mình đã gíp lại, cứ giục ra về, chưa kịp nghe thơ bác Nhị, liệu có thất lễ quá chăng…
Và có một điều mất: cú ngã hôm qua ở trạm thu phí “Number one” làm hai cái “trúc cúi” đau âm ỉ, bây giờ xuống lục lọ cồn ngâm mật gấu của bà, bóp chân cái để đi ngủ đây.
Lần đầu mình nghe bài hát này. “Nếu không có sông Lam, Núi Hồng buồn biết mấy, Núi Hồng không đứng đó, Sông Lam xanh cũng thừa…”, Tố Nga luyến chữ “xanh” hay và da diết quá, mình nghe nổi cả gai ốc.
Nhạc sỹ Kỳ Tiến ni thật tài hoa và cả handsome nữa. Nếu ma lanh một tí, biết ôm đàn mà bập bùng trước cổng trường Luật thì tha hồ mà bợ khu giai nhân đất Nghệ.
(http://levan.blogtiengviet.net/2011/08/07/naoi_har_ng_saang_lam_1)
Người ta mang đến cho đời một hình ảnh mới, một cách nhìn mới về cuộc sống và cũng phần nào cải thiện được hình ảnh mấy cu giai suốt ngày chỉ biết dặt dẹo vậy mà dám bảo "ma lanh"?
Một tâm hồn rộng lớn như thế sao lại có thể chứa được cái ma lanh nhể ??? Thật không tin lắm... nhưng không gì là không có thể... ẹc.
Sáng hôm ấy nắng phương Nam rực rỡ đến vô cùng. O đang trên đường đi làm thì chợt thấy chếnh choáng; định thần lại một hồi thật lâu thì mới thấy mình lang thang thế nào mà để lạc đàng vô Rượu Cái quán. Không uống mà say trùi à. Mà cũng nhờ lang thang vô đó mà o biết được Hà Nội chìm trong sương mù lúc chiều tà, cái se lạnh lúc trời đêm của HN thật tuyệt; và có một điều tuyệt hơn đó là nhờ ghé Rượu Cái quán mà eenh Phương nhà ta đã lên “mấy chân kinh” trong mắt vợ. Chuyến du Nam vừa rồi của eenh ả hứa hẹn nhiều niềm vui. Đã ghé đất Đồng Nai (nơi có hồ Long Ẩn) ghé Bình Dương (nơi có hai chú Rồng lớn thuộc loại nhất nhì Đông Nam Á) thì Nhâm Thìn năm ni nhất định sẽ có một chú Rồng Con ra đời tại Hà Nội cho coi. Chúc mọi điều như ý để thỉnh thoảng eenh em bạn bè ta lại vố thăm Rượu Cái quán hè
Cảm ơn O, cảm ơn bác Nhị, cám ơn Rượu cái, cám ơn Nắng ấm phương Nam...hẹn tái ngộ tại Bắc Kỳ.
Đăng nhận xét