Trước nhà tui có đám đất trống bỏ hoang của đại gia nào không rõ, đám đất bạc tỷ nhưng để cây dại mọc um tùm. Thỉnh thoảng tui ra đó tè bậy và thường để ý có một loại cây có bông màu trắng lá xanh rì và gần như thống trị cả bãi đất. Ba biểu ở Hà Tiện (ba hay gọi vậy thay cho Hà Tịnh hoặc Hà Tĩnh) gọi là cây cứt lợn, còn ở trong này thì không biết. Nghe mà ớn.
Ba kể ở "Hà Tiện mình ơi " cây cứt lợn được coi như là một cây thuốc chữa bá bệnh như: đau bụng, cảm sốt, mụn nhọt, đứt tay, chảy máu các loại... . Ngày trước thuốc tây còn hiếm nên mỗi lần bị bệnh là ông nội kêu ba đi kiếm lá cứt lợn về làm thuốc chữa. Bệnh gì cũng kêu ba đi hái lá cứt lợn nên ba hay gọi lá cứt lợn là "xuyên tâm liên" một loại thuốc dạng viên ở thời đó. Không rõ thành phần loại thuốc này như thế nào nhưng hễ có bệnh là ông cho uống tuốt, nặng thì uống nhiều, nhẹ thì uống ít chẳng có liều lượng gì cả. Lúc nào hết thuốc xuyên tâm liên mà sợ đau không muốn tiêm thì đành phải uống nước cây cứt lợn, vừa đắng vừa hôi chẳng khác gì ... cứt heo.
Ba kể ở "Hà Tiện mình ơi " cây cứt lợn được coi như là một cây thuốc chữa bá bệnh như: đau bụng, cảm sốt, mụn nhọt, đứt tay, chảy máu các loại... . Ngày trước thuốc tây còn hiếm nên mỗi lần bị bệnh là ông nội kêu ba đi kiếm lá cứt lợn về làm thuốc chữa. Bệnh gì cũng kêu ba đi hái lá cứt lợn nên ba hay gọi lá cứt lợn là "xuyên tâm liên" một loại thuốc dạng viên ở thời đó. Không rõ thành phần loại thuốc này như thế nào nhưng hễ có bệnh là ông cho uống tuốt, nặng thì uống nhiều, nhẹ thì uống ít chẳng có liều lượng gì cả. Lúc nào hết thuốc xuyên tâm liên mà sợ đau không muốn tiêm thì đành phải uống nước cây cứt lợn, vừa đắng vừa hôi chẳng khác gì ... cứt heo.
Mùa hè mấy thằng bạn của ba thỉnh thoảng phải đi bít cây cứt lợn về bỏ thành đống rồi lấy cứt lợn thật phủ một lớp thật kín bên ngoài, đợi một thời gian cây cứt lợn phân hủy thế là thành phân cứt lợn chính hiệu. Loại phân giả này giống đến độ không thể phân biệt được đâu là giả đâu là thiệt kể cả từ màu sắc đến mùi ngoại trừ ...vị (vì chưa ai nếm thử). Nghe nói có cả đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về việc này nhưng sau đó báo cáo khoa học bị chìm vào quên lãng do các nhà khoa học không chứng minh được sự khác biệt giữa phân thật và phân giả.
Cũng chẳng sao vì người dân vẫn thực hiện theo cách làm dân gian. Có dạo phong trào lên cao đến nỗi người người đi lấy cây cứt lợn, nhà nhà làm phân cứt lợn giả thế là cây cứt lợn có nguy cơ tuyệt chủng (tính riêng ở Hà Tiện thôi). Người ta đành mày mò thử nghiệm sang một số loại cây khác thay thế như cây chu me... nhưng về độ giống và chất lượng thì không bằng. Cây cứt lợn thì gần tuyệt chủng, thử loại cây khác thì không xong trong khi những loại phân bón sản xuất theo kiểu công nghiệp tràn về vùng quê như sừng trâu, đầu lợn, mào gà.... thành ra chẳng còn ai làm phân cứt lợn giả nữa. Mà ngày nay nếu có ai làm theo kiểu đó thì chắc bị sờ gáy vì cái tội làm hàng giả, hàng nhái rồi.
Cây cứt lợn đã phát triển trở lại do không còn bị tàn phá như thời giả phân lợn. Ngoài hình ảnh quen thuộc là cây thuốc trị bách bệnh thỉnh thoảng nó cũng được đưa vào văn thơ hiện đại mà chẳng hề kém cạnh các loài nổi tiếng như hồng-cúc-trúc-mai. Thậm chí vừa rồi có nhiều nhà nghiên cứu cả bên văn hóa lẫn khoa học đã đề xuất lên bộ Văn hóa chọn hoa cứt lợn làm quốc hoa vì nó có nhiều công dụng và ý nghĩa về văn hóa và tính nhân văn. Họ cho rằng cứt lợn còn gần gụi với con người Việt nam hơn cả sen, sức sống hơn cả tre, tinh khiết hơn cả nhài, thân và lá nó có thể làm phân bón cho lúa nên nó còn hơn cả bông lúa... Nói chung người ta cho rằng hoa cứt lợn hội đủ mọi yếu tố để thành quốc hoa của Việt Nam. Đặc biệt là mùi hương khai khai nồng kiểu cứt lợn đặc trưng rất quen thuộc và phù hợp với đặc tính văn hóa của tám mươi phần trăm dân số nước ta.
Tui nghĩ nếu được chọn là quốc hoa thiệt chắc bà con Hà Tiện của ba sẽ rất chi là sung sướng và tự hào vì họ là những người đầu tiên nghiên cứu và áp dụng cây cứt lợn thành công vào nông nghiệp hóa nông thôn. Bà con Hà Tiện ráng chờ kết quả từ Bộ Văn hóa nhé.
Tui nghĩ nếu được chọn là quốc hoa thiệt chắc bà con Hà Tiện của ba sẽ rất chi là sung sướng và tự hào vì họ là những người đầu tiên nghiên cứu và áp dụng cây cứt lợn thành công vào nông nghiệp hóa nông thôn. Bà con Hà Tiện ráng chờ kết quả từ Bộ Văn hóa nhé.
Bài đọc thêm: Dưới đây là một bài văn tiêu biểu nói về cây cứt lợn mà Hai Khánh sưu tầm được. Bà con đọc xong cho điểm và phê giùm luôn nghe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét