Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Thử lại ngón trỏ

Trần Tiến Bản

Lâu nay bị cuốn vào công việc, quần quật suốt ngày. Giờ nhận ra đấy chỉ là...tự làm khổ chính mình, chẳng giải quyết được chuyện gì hết. Cuộc đời quá ngắn để phí những tháng ngày quần quật, mỗi phút giây phải là một sự tận hưởng. Sống chậm lại để tận hưởng.

Nói thế thôi chứ ngày mai thứ bảy vẫn mò lên công ty, cũng xuống công trường như một cái máy cài sẵn chế độ. Chẳng phải đam mê gì hết, nhưng tự nhiên có cái gì đó bắt mình phải đi làm, giống như một bản năng. Hình như trong mỗi con người có
Đọc tiếp nào ...

Thiên Lộc

Ba viết, 30/9/2011

Bữa tết Tân mão vừa rồi đào cây lá dong ở nhà đưa lên cơ quan trồng, thấy nó héo hon rồi lụi dần tưởng chết luôn nên chẳng đoái hoài chi đến nữa.

Lạ thay mấy bữa trời mưa cây mọc ra nhiều lá mới xanh tươi, sum xuê trở lại thấy sướng ghê. Lật đật bê để lên phòng làm việc ngắm cho nó đã.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Sứ mạng lợn đực

Phạm Ngọc Tiến

Không nghĩ rằng có một thời gian cái thằng tôi và nguyên mẫu của mình lại sống nhờ vào những phát nhảy duy trì nòi giống của một con lợn đực.

Minh họa: Họa sỹ Đỗ Đức
 “Con vật dài quãng mét tư, mét rưỡi, và chiều cao có dễ đến gần mét. Cân nặng của nó xấp xỉ tạ mốt, tạ hai. Ước đoán thế thôi chứ nó chưa được vinh hạnh bước lên bàn cân bao giờ. Thế là may, đối với giống lợn, cái cân là bản án
Đọc tiếp nào ...

Thầy không ra thầy, thợ không ra thợ

Vương Trí Nhàn

      Nhìn vào các nghề thủ công, nhiều người có tuổi và kỹ tính một chút thường nhận ngay ra rằng nếu so với một người thợ ngày xưa thì thợ bây giờ non tay hơn nhiều. Những ngôi đình ngôi chùa nổi tiếng, giá bảo bây giờ dựng lại không sao dựng nổi.
      Thử đặt những cái chuông cũ trước cánh thợ đúc, những pho tượng trước cánh thợ mộc… Có cho tiền tỉ các vị cũng lắc đầu không dám nhận làm.
Đọc tiếp nào ...

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Sự khôi hài của người Việt

Nguyễn Thế Thịnh
  
Chiều qua diễn ra trận cầu giữa U23 VN và đội tuyển sinh viên Hàn Quốc trong khuôn khổ giải bóng đá Quốc tế TPHCM. Hàng ngàn khán giả đến sân cổ vũ cho đội tuyển với một sự háo hức và khao khát chiến thắng thì người bình luận viên, như mọi khi, vẫn lảm nhảm những điều ngớ ngẩn.
Đọc tiếp nào ...

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Kiếp người

Ba viết, ngày 24/9/2011

Ngày mai là ngày sinh nhật mình, lạ thay chẳng hớn nở cũng chẳng chút xao động, cũng chẳng dửng dưng. Hình như đã không còn sự đón đợi nào đặc biệt mà chỉ như “một ngày như mọi ngày” mà thôi.

Đôi lúc tự nghĩ thấy kỳ lạ sao ta lại mang kiếp con người, sao ta lại sinh ra trong cõi trần này… Chẳng hiểu nổi. Đôi khi những cơn gió của cuộc đời cuốn ta đi làm ta chẳng kịp suy nghĩ là mình đang tồn tại và luôn tự coi điều mình tồn tại trên cõi trần này như là một điều hiển nhiên bình thường trong muôn triệu điều bình thường trên thế gian.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Bờ lốc bờ leo

Ba viết, ngày 21/9/2011.

Cũng chẳng biết sao tự dưng đang yên đang lành lại bày trò làm bờ lốc bờ leo vừa mất thời gian lại mệt xác. Hồi đầu nghĩ chỉ thử cái trình độ vi tính mình chút coi răng với lại thử làm để chứng minh rằng mình chưa già lắm, vẫn làm được và theo kịp những trào lưu mới . Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng càng ngày càng thấy khoái vì nhiều lẽ, như muốn nói gì viết gì tùy thích chẳng phải nhìn trước ngó sau chi cả. Thời buổi bây giờ ghê lắm ra đường mà nói năng vớ vẩn có ngày nó vả không còn răng húp cháo thế nên luôn phải giữ mồm giữ miệng. Đã thế về nhà cũng đâu dám linh tinh vì cũng còn con cái lại thêm hai cái camera hồng ngoại sắm từ hồi đầu thế kỷ 21 còn mới nguyên luôn theo dõi lời ăn tiếng nói, nhất cử nhất động của mình đến ớn.
Đọc tiếp nào ...

Thêm một chút về “ Khóm phúc bồn tử”

Phan Hồng Giang

Khóm Phúc bồn tử
Những cuốn sách hay trước đây đã từng đọc, với tôi lúc nào cũng như những người bạn cũ lâu ngày không được gặp. Phải chăng là một người bạn cũ, đã cùng trải qua thử thách của tháng năm, có khi đáng quý bằng hai, ba người bạn mới ? Một cuốn sách hay gáy đã xác xơ cầm lại trên tay nhiều khi khiến lòng ta bồi hồi xao xuyến…
Truyện Sêkhốp là một cuốn sách như thế; tôi vẫn thỉnh thoảng tìm đọc lại những trang văn của nhà văn Nga này để rồi thêm một lần khâm phục văn tài , nhân cách của ông…
Không thể nói về nhiều tác phẩm của ông. Chỉ xin dừng lại ở một truyện ngắn nổi tiếng: truyện “Khóm phúc bồn tử” ra đời từ cuối thế kỷ 19.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Khóm phúc bồn tử

Nhà văn Sê-Khốp
Tiểu sử và sự nghiệp của Sê-khốp: Chekhov sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860 (lịch Julian: 17 tháng 1 năm 1860) ở thị trấn TaganrogNga, nơi cha ông làm chủ một cửa hiệu tạp hóa nhỏ. Năm 1879, ông theo học ngành y tại Đại học Quốc gia Moskva. Ở đây, ông bắt đầu vẽ biếm họa cho một số tạp chí hài để hỗ trợ gia đình. Sau khi tốt nghiệp năm 1884, Chekhov hành nghề y nhưng vẫn tiếp tục sáng tác. Đến năm 1887, văn tài của ông đã được chấp nhận rộng rãi, và việc sáng tác không cho phép ông dành nhiều thì giờ cho y khoa.

Thời kỳ từ 1886 đến 1888 là giai đoạn Chekhov chuyển tiếp từ thể loại truyện ngắn khôi hài dưới 1.000 chữ qua những truyện ngắn dài hơn, có chủ đề nghiêm túc hơn và văn phong chững chạc hơn. Những truyện ngắn trong thập niên 1890 đem lại một cái nhìn rộng lớn về xã hội nước Nga cuối thế kỷ 19, miêu tả sự chính xác về xã hội của cuộc đời những nông dân, trí thức, tư thương, giáo sĩ, phụ nữ và trẻ em trong những bối cảnh có tính phổ cập và bất biến với thời gian.

Chekhov bị bệnh lao, và năm 1897 phải dời đến cư ngụ ở vùng ấm áp Yalta, nằm kề Biển Đen. Năm 1901, ông kết hôn với nữ diễn viên Olga Leonardovna Knipper. Trong thời gian này, sức khỏe của ông đi xuống dần. Ông qua đời năm 1904 ở khu nghỉ mát Badenweiler tại Đức trong khi đang tìm cách chữa trị.

Đọc tiếp nào ...

Thăng bằng

Ba viết, 20/9/2011

Hồ Con Rùa chiều mưa, T9/2011
Bữa qua sợ kẹt xe đi học sớm, sớm hơn cả giờ vào lớp cả tiếng đồng hồ. Đang đi dạo loanh quanh quanh hồ Con Rùa thì trời đổ mưa, mưa chiều Sài Gòn kinh khủng, mưa như trút nước, trắng xóa cả mặt người, mặt đường, mặt phố…

Chui vào quán cà phê tìm được một chỗ ngồi lý tưởng để có thể nhìn ra đường mà ngắm mưa Sài Gòn. Gọi một ly cà phê, giắt phone vào tai bật một bài hát về thân phận con người, mở mắt nhìn ra đường mà lòng trống không.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

LÂU LÂU GẶP LẠI

Ba viết, 20/9/2011.

A ri mà cũng nỏ kịp nữa là đèo từng đứa một...

Từ bữa Hai Khánh vào lớp một đến giờ sáng nào cả hai cha con cũng cuống cà cuống kê, hò nhau  inh ỏi để tới trường cho kịp giờ. Tới được cổng trường cũng chạy sấp chạy ngửa, tay quần tay cặp vậy mà có nhiều bữa cũng chậm giờ như thường.  Nhiều bữa bà bán xôi trước cổng phải kéo cặp và nhét hộp xôi vô giùm để đến giờ ra chơi cho Hai Khánh có cái mà ăn chứ chẳng kịp ăn vào đầu giờ, nghĩ mà thương lại vừa buồn cười... 

 

Đọc tiếp nào ...

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Chủ nhật yên bình

Hai Khánh viết, ngày 19/9/2011

Sáng chủ nhật bình yên bên sông Sài Gòn
Bữa qua chủ nhật (18/9/2011) nhưng cả Hai Khánh & Út Nhi dậy từ sớm vì đã quen giấc nên chẳng thể ngủ nướng như hồi nghỉ hè được nữa.

Ăn sáng xong ba chở hai đứa dòng dòng ra chợ tìm mua bộ cầu lông về để rèn luyện sức khỏe e nặng ẹ của ba. Chỉ có 170.000đ/bộ, rẻ không thể rẻ hơn, hàng Chai-nờ chính hiệu. Đúng là tiên sư anh Tàu mần cái chi cũng rẻ đến như cho. Tài thật! Hai Khánh tui xin bái phục.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Ga-ni-đi-mô-ri-anh ?

Hoàng Gia Trinh.

Bãi biển Kỳ Xuân quê choa đó
Đã có một số nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng Tiếng Nghệ Tĩnh (mà nói đúng hơn phai là tiếng Hà Tĩnh vì tiếng Nghệ An không thuần nhất như tiếng Hà Tĩnh) là trạng thái ngôn ngữ gần với tiếng Việt cổ nhất. Một số từ địa phương vẫn còn rất gần với tiếng Việt-Mường, ví dụ như từ "uống nác" trong tiếng Hà Tĩnh khá gần âm với "oóng đác" của
Đọc tiếp nào ...

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Ông bà Hân du nam (p4)


Bài liên quan 1: Ông bà Hân du nam (p1)
Bài liên quan 2: Ông bà Hân du nam (p2)
Bài liên quan 3: Ông bà Hân du nam (p3)
Bài liên quan 4: Dì Mân


HK viết, 15/9/2011.

Ông bà Hân về quê cũng đã hai tuần rồi, tiếc quá vì cả nhà Hai Khánh không lên gặp để chào ông bà được. Với lại bữa trước có hứa sẽ lên đưa ông bà Hân đi coi phim rạp 3D cấy cho biết nó đầu cua tai nheo ra răng nhưng do đi nghỉ lễ ở Cần Giờ nên đành lỡ hẹn. Chẳng biết đến khi mô hai ông bà mới có dịp vô đây nữa... 
Đọc tiếp nào ...

To nhất + Dài nhất = Vĩ đại.

Ba viết, 14/9/2011

Chiều ni đọc bài "xây dựng tượng đài 410 tỉ đồng" trên báo Người Lao Động mà thấy bực mình quá đi. 

["Ngày 14-7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu là 81 tỉ đồng (vào tháng 8-2007)"]

Báo NLĐ: Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, mô hình bằng chất liệu xi măng, có tỉ lệ 1/1

Đọc tiếp nào ...

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Một ngày 11/9 khác

Hai Khánh viết, 12/9/2011.


Sáng qua 11/9/2011 (chủ nhật) nhà Hai Khánh ngủ say chỉ riêng Hai Khánh là dậy sớm hơn cả vì phải làm bài về nhà. Tui tự giác dậy thôi chẳng cần phải  ai thức cả, học cho mình mà đâu phải học cho người khác đâu nhể... Nói vậy thôi nhưng chỉ cầm bút viết được mấy chữ là đã chán đến tận cổ rồi, Hai Khánh ngồi viết mà nước mắt lưng tròng chỉ ước có cô tiên nào đó hiện ra viết giùm cho xong.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Kỷ niệm ngày 11/9

Ba viết, 12/9/2011

Tòa tháp đôi ở Mỹ bị khủng bố ngày 11/9/2001
Bữa qua 11/9 nước Mỹ đã làm lễ kỷ niệm mười năm ngày tang thương nhất trong lịch sử nước này. Truyền thông cả thế giới đều đưa tin về lễ kỷ niệm nhưng cũng chẳng ai để ý rằng cũng ngày này cách đây tròn mười năm ba đã vào miền nam đánh dấu một trong những bước ngoặt lớn nhất đời mình.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Dư âm ngày khai trường

Hà Anh, 06/9/2011.

       Tối qua mẹ đi lãnh quà bánh Trung thu về muộn đến lúc đón 2 anh em Cuội về trời đã tối thui lại mưa lất phất nên hai anh em tranh nhau chui vào cái áo mưa của mẹ. Mẹ hỏi “hôm nay khai giảng có vui không các con?”. Cuội nói liền “các bạn múa zui lắm mẹ ạ”. Còn Gà Con nhấm nhẳng kiểu bà cụ non : “zui gì đâu zui, có Na đâu mà zui”. Mẹ phì
Đọc tiếp nào ...

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Lan man ngày 2/9

Hai Khánh, 6/9/2011

Sáng 2/9/2011 dậy đi dòng dòng, ngày tết độc lập sao mà thấy yên bình quá giống cái kiểu như "sáng mát trong như sáng năm xưa..." vậy . Ngang qua nhà ả Hà Anh thấy lão chồng của ả đang hì hục rửa xe, lão ta mặc độc mỗi cái quần lửng, tay cầm giẻ tay cầm vòi nước xịt tới lau lui đến nỗi cái bụng phệ của lão cũng đung đưa theo nhịp lau. Thấy lão chăm chú quá nên chẳng buồn hỏi. Lâu rồi mới thấy lão này mần tích cực như rứa, chắc cái tinh thần mùng 2/9 bất diệt đã tạo cho lão một tinh thần làm việc hăng say như vậy chăng...
Đọc tiếp nào ...

Điều không xảy ra & cái "bàn đẻ"

Ba viết, ngày 5/9/2011

       Tối nay về nghe Hai Khánh kể về lễ khai giảng năm học mới mà không thể tin nổi. Hai Khánh nói bữa ni lễ khai giảng vui lắm ba ạ, mấy anh chị lớp trên lên nhảy múa rồi hát vui ơi là vui mà làm lễ xong là nghỉ luôn không phải học hành chi nên được chơi thật đã. Ba hỏi có ai lên phát biểu dặn dò gì các con không, Khánh nói có, cô hiệu trưởng lên đọc cái gì đó tùm lum rồi sau đó có ông “giám đốc” lên nói cũng tùm lum tà la mà nói thiệt dài (cô hiệu trưởng thì nói ngắn) nhưng con chẳng hiểu gì cả. Ba nói sao con biết đó là ông "giám đốc" thì Hai Khánh trả lời vì ổng nhìn giống giám đốc mà ông ấy đeo cái chi ở cổ nhìn giống ba đeo trong hình đám cưới của ba ngày xưa… Chà, thằng con ba quan sát hay thiệt, ông quan địa phương thì nó cho là ông giám đốc. Chẳng hiểu theo nó cái đồng dạng giữa quan và giám đốc ở chỗ mô ta, lại còn dám coi cái cà vạt của ông ấy giống của ba mới ghê chứ.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Ngày khai giảng 05/09/2011

Ba viết, 05/9/2011


Sáng nay 05/09/2011, ngày khai giảng năm học mới. Tối qua ba có khách nên ngồi lai rai hơn nửa đêm mới về nhà nên sáng dậy mới cuống cà kê lên để đưa Hai Khánh đi cho kịp giờ trong khi Út Nhi vẫn còn ngủ khò khò… Đưa Hai Khánh vào trường xong mà lòng băn khoăn vu vơ.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Xin đừng động vào cây mùa lá rụng ...

Bài thơ "Mùa lá rụng" là của thi sĩ Olga Bergghol (người Nga) viết năm 1938, ba biết bài thơ này đã lâu. Hồi đó O Lý đang học ở Trường chuyên Phan Bội Châu có một quyển sổ nhỏ chuyên chép thơ và bài hát các loại. Ba rất thích quyển sổ này một phần vì có nhiều bài hát hay như bài Alibaba, Said movie ... tất nhiên là đã được Việt hóa nhưng nghe giai điệu thì rất thích và lạ, hồi đó chỉ có nghe nhạc cách mạng với chèo  không à còn các loại nhạc khác gần như bị cấm. 

Đọc tiếp nào ...

Bể ơi ...!


Duonghuong-27/08/2011

           "Biển xanh xanh, trời xanh màu ngọc bích
           Cuối tầm nhìn trời, nước gặp nhau..."(Song Hoài)

          Nó yêu biển; có lẽ vì biển đã ngấm sâu vào ký ức của nó, quê nó là một vùng biển nghèo ở miền trung đầy nắng gió và cát, sau lưng nhà là biển. Chẳng biết mọi người nghĩ thế nào nhưng với nó biển quê nó là đẹp nhất bởi nó thường theo cha chạy ra bãi biển vào những sáng sớm để ngắm cảnh bình minh, nó chạy nhảy tung tăng và nghĩ rằng cả một bầu trời rộng lớn có bãi cát titan óng ánh, có biển xanh nắng vàng, có mùi tanh nồng của biển là của riêng nó.

Đọc tiếp nào ...