Phải
chăng chính bởi Tấm, một cô thôn nữ nghèo, không được ăn học tức là
chưa được trang bị tri thức để làm người quyền quý bỗng dưng trở thành
hoàng hậu nhờ sự trợ giúp của hư vô chính là cội nguồn của những hành vi
độc ác của Tấm sau này?
Quyền lực rất dễ làm nhân tâm tha hóa hay
nói cách khác, đó là sự tha hóa nhân tâm khi có quyền lực. Sự ngu dốt
cộng với quyền lực sẽ đẻ ra tội ác ghê rợn. Điều đó đã hơn một lần xảy
ra trong lịch sử.
Sự
“tái xuất giang hồ” của truyện Tấm Cám lại một lần nữa dấy lên những
cuộc bàn luận về việc sửa phần cuối câu chuyện. Trong truyện Tấm Cám của
Nguyễn Đổng Chi, đoạn kết viết:
Sau khi vua cho đón Tấm về cung “…
Cám thấy chị trẻ đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét, ao ước cũng được
trắng, được tươi giòn như Tấm. Nó giả vờ như không biết chuyện gì, hỏi
Tấm: - Chị Tấm ơi, chị Tấm, chị dầm sương giãi nắng, đi vắng khá lâu, sao giờ chị trắng?
Tấm đáp: - Có muốn trắng để chị giúp cho. Cám
hí hửng bằng lòng ngay. Tấm sai người đào một cái hố, bảo con Cám tụt
xuống rồi sai người đem nước sôi giội vào con Cám, con Cám chết còng
queo dưới hố. Tấm đem xác con Cám làm mắm gửi cho dì ghẻ, nói là quà của
con gái mụ gửi biếu. Mẹ con Cám tưởng là quà của con thật, lấy làm sung
sướng, ngày nào mụ cũng giở mắm ra ăn, khen lấy khen để. Một con quạ bén hơi, bay đến đậu trên nóc nhà, nhìn xuống kêu: - Ngon gì mà ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng. Mụ
chửi bới quạ, xua đuổi con quạ bay đi. Đến ngày mắm gần hết, nhòm vào
chĩnh, mụ mới nhìn thấy đầu lâu con mình..., uất lên, ngã vật xuống đất
mà chết.”
Cách
đây khoảng 20 năm cũng đã từng bùng lên cuộc trang luận xung quanh cái
kết “độc nhất, vô nhị” của truyện Tấm Cám. Nhiều ý kiến cho rằng đoạn
kết của truyện quá dã man, không phù họp với truyền thống nhân ái của
dân tộc Việt Nam.
Ngược lại, có ý kiến cho rằng kết như thế là hợp lý bởi chính Cám đã
cùng với mẹ mình 4 lần giết chị gái (Tấm). Để không bị giết lần thứ 5,
Tấm không còn cách xử lý nào khác bởi ngày nào mẹ con Cám còn sống thì
sự sống của Tấm còn bị đe dọa.
Sau
đó, sách giáo khoa đã bỏ truyện Tấm Cám ra khỏi chương trình. Trong
truyện Tấm Cám của nhiều nhà xuất bản cũng lược bỏ đoạn này.
Gần
đây, dư luận lại xôn xao xung quanh SGK lớp 10 đưa truyện Tấm Cám vào
chương trình giảng dạy. Đoạn cuối được lược bỏ, sửa lại như sau: “Tấm
sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo
Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ
dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết. Câu chuyện nhẹ nhàng hơn, đỡ ghê rợn hơn.
Ngày còn đi học, đọc đến đoạn Tấm làm mắm Cám gửi về cho dì ghẻ, tôi rất hả hê, khoái chí.
Rồi
lớn lên, tôi thấy chuyện đó thật ghê rợn. Người chị dùng nước sôi để
giết em gái cùng cha khác mẹ của mình đã là hành động độc ác đến man rợ
nhưng sau đó còn làm mắm để gửi về cho người mẹ thì sự độc ác đến ghê
sợ… Việc cắt bỏ đoạn kết là hợp lý.
Nhưng
giờ đây, tôi lại suy nghĩ khác. Câu chuyện Tấm Cám đã tồn tại vượt qua
thời gian như vậy không thể là không có lý. Vậy thì vì sao dân tộc Việt Nam
với truyền thống nhân ái, nhân văn lại chấp nhận cái đoạn kết miêu tả
sự độc ác ghê rợn đến như vậy? Thông điệp của cha ông gửi lại cho chúng
ta là gì? Phải chăng chúng ta chưa hiểu của tiền nhân?
Theo
tôi, ở đây tồn tại hai nhân vật Tấm ở hai thời điểm khác nhau. Một cô
Tấm dịu hiền thủa hàn vi và bà hoàng hậu Tấm độc ác khi có quyền lực. Vì
sao một cô Tấm mồ côi, lam lũ nhưng yêu em, thương cha, tin tưởng dì
ghẻ, một con người giàu lòng nhân ái, yêu thương nhưng khi thành hoàng
hậu đã trở nên độc ác đến ghê sợ như vậy? Phải chăng chính bởi Tấm, một
cô thôn nữ nghèo, không được ăn học tức là chưa được trang bị tri thức
để làm người quyền quý bỗng dưng trở thành hoàng hậu nhờ sự trợ giúp của
hư vô chính là cội nguồn của những hành vi độc ác của Tấm sau này?
Quyền
lực rất dễ làm nhân tâm tha hóa hay nói cách khác, đó là sự tha hóa
nhân tâm khi có quyền lực. Sự ngu dốt cộng với quyền lực sẽ đẻ ra tội ác
ghê rợn. Điều đó đã hơn một lần xảy ra trong lịch sử.
Phải chăng đó chính là thông điệp mà tổ tiên muốn gửi đến cho chúng ta hôm nay?
Hiện
nay đang tồn tại hai quan điểm. Một là không đưa vào chương trình giảng
dạy phổ thông. Hai là sửa, bỏ đoạn cuối. Theo tôi, cả hai cách làm trên
đều ấu trĩ. Hãy để cốt truyện như nó đã từng tồn tại. Có điều, khi
giảng dạy, cần phải phân tích sâu sắc sự tha hóa của nhân vật Tấm để từ
đó, rút ra bài học về sự tha hóa bởi quyền lực của con người.
|
1 nhận xét:
Hãy để cốt truyện Tấm Cám tồn tại.Đồng tình với tác giả Bùi Hoàng Tám, nhưng Cổ Tích vẫn là Cổ Tích. Có ai biết được truyện Tấm Cám mấy mươi tuổi, có tự bao giờ, chỉ biết là xưa lắm, đến Ông Bành Tổ cũng không biết nữa là...Xin đừng lấy quan niệm thời nay để vận vào đó mà bày tỏ quam niệm cá nhân. Không tự nhiên mà có Cổ tích. Mấy ngài có giỏi thì viết nhiều cổ tích vào để lưu hậu thế...
Đăng nhận xét