1. Trò chuyện với Tổng bí thư cuối cùng của Đảng XHCN thống nhất Đức
Ông Egon Krenz |
Hơn
20 năm trước, trong cuộc biến động lịch sử diễn ra tại Đông Âu, Egon
Krenz đã lên nắm quyền Tổng bí thư Đảng XHCN thống nhất Đức (CHDC Đức).
Với tư cách nguyên thủ, ông là người đã tham gia vào các sự kiện diễn
ra vào năm 1989, khi bức tường Berlin sụp đổ đưa tới thống nhất nước
Đức.
PV Thanh Niên đã
có cuộc trao đổi với ông, nhân dịp cuốn hồi ký Mùa thu Đức 1989 của
ông vừa được Alpha Books và NXB CAND xuất bản tại Việt Nam.
*
Ông đánh giá thế nào về nhận định cho rằng sự sụp đổ của Đông Đức năm
1989 có một phần nguyên nhân là do sự phụ thuộc chặt chẽ về mặt ý thức
hệ và cùng với đó là chính trị, kinh tế... của CHDC Đức với Liên bang
Xô viết?
-
Tôi không nghĩ rằng không có sự phụ thuộc ý thức hệ với Liên Xô vì ý
thức hệ chúng tôi muốn phát triển tại CHDC Đức là ý thức hệ của Marx và
Engel. Thực tế là việc rời bỏ ý thức hệ đã xuất hiện ở Liên Xô cùng
với Gorbachov và các đồng sự của mình. Các nhà lãnh đạo và kể cả người
dân CHDC Đức thời đó luôn nghĩ rằng Liên Xô là một ông anh cả và chỉ
cần học theo người anh cả đó thôi. Tuy nhiên ông anh cả sau đó đã từ bỏ
chúng tôi. Và tôi nghĩ rằng đó cũng là một bài học rất lớn đối với
chúng tôi.
Nhưng
tôi cũng muốn nói rằng sự sụp đổ của Liên Xô là một thảm họa của nền
chính trị thế giới. Nếu nhìn vào bản đồ châu Âu hiện tại, các bạn sẽ
thấy lực lượng của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn được
triển khai dọc biên giới Liên Xô cũ. Thế giới sau sự sụp đổ của Liên Xô
đã không trở nên an toàn hơn.
*
Việt Nam cũng từng bị chia cắt thành hai miền với 2 chế độ khác nhau.
Nhưng khác với nước Đức, những người cộng sản chúng tôi đã giành thắng
lợi trong cuộc thống nhất đất nước. Về phía mình, ông có thể chia sẻ
những trải nghiệm và những bài học trong tâm thế khi mà ở Đức những
người cộng sản lại thất bại?
Xây bức tường Berlin |
Trong thực tế đúng là chúng tôi đã thua một cuộc chiến nhưng tôi nghĩ
cuộc chiến đó vẫn chưa kết thúc. Trong tương lai, thế hệ trẻ có thể sẽ
tiếp tục cuộc chiến đấu đó. Những người cộng sản cũ, những người hoàn
toàn tin vào lý tưởng XHCN, cho tới giờ phút này, đến cuối cuộc đời
mình đã phải thừa nhận họ không thể hiện thực hóa được lý tưởng đó.
Việc khiến tôi đau lòng hơn là chính quyền Đức hiện nay luôn thể hiện
trước công chúng rằng tất cả những điều Tây Đức mang lại là điều tốt
đẹp, những điều Đông Đức mang lại là tội ác và nợ nần. Các chiến dịch
tuyên truyền hiện nay đều nói là Đông Đức thời đó kiệt quệ; và dùng đó
làm lý do giải thích cho việc hiện nay chất lượng cuộc sống của Đông
Đức cũ vẫn thấp hơn Tây Đức cũ.
Nhưng
cá nhân tôi vẫn luôn lạc quan. Chủ nghĩa tư bản không phải đã chiến
thắng ngay từ đầu. Họ cũng đã cần tới hơn 200 năm để có thể ngồi vững
trên yên cương của mình. Tôi tin rằng XHCN vẫn có tương lai.
*
Khi đồng ý cho xuất bản cuốn sách Mùa thu Đức 1989 tại Việt Nam, ngoài
mục đích muốn cho độc giả Việt Nam biết đến suy nghĩ cũng như nhiều sự
kiện lịch sử mà bản thân ông trải qua thời điểm đó, ông có gửi gắm
điều gì?
-
Trong cuốn sách này các bạn cũng thấy những tấm ảnh mà tôi chụp cùng
cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Vào thời điểm đó, chúng tôi trao đổi
với nhau về quá trình đổi mới ở VN mà ông Nguyễn Văn Linh là một trong
những người khởi xướng. Và tôi đã hiểu rất rõ sự kỳ vọng của ông ấy lớn
như thế nào khi tiến hành tiến trình đổi mới. Thời điểm đó tôi cũng
nghĩ rằng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh hẳn cũng không biết quá trình đổi
mới đó sẽ diễn ra như thế nào. Đó là một điều hoàn toàn mới đối với tất
cả mọi người.
Tôi
đến Việt Nam lần đầu tiên cách đây 30 năm (1980) và tôi có thể nhìn
thấy rất rõ nét quá trình đổi mới của các bạn. Nhưng tôi cũng là một
người có cái nhìn thực tế. Không phải tôi không thấy những vấn đề tồn
tại, những khó khăn mà Việt Nam còn đang phải đối mặt. Thông điệp mà
tôi có thể gửi đến là các bạn hãy vững bước trên con đường mà các bạn
đã chọn.
*
Nước Đức thống nhất trong hòa bình, nhưng nước Đức cũng phải trải qua
một quá trình hòa giải dân tộc không dễ dàng. Xin ông chia sẻ những
kinh nghiệm, bài học trong việc hòa giải dân tộc của nước Đức sau 1989.
Vai trò của các nhà chính trị trong tiến trình hòa giải đó diễn ra như
thế nào?
-
Tất cả các vấn đề liên quan đến hòa giải dân tộc đều phải đặt ra với
các nhà chính trị của Đức và người đã làm rất nhiều cho quá trình hòa
giải đó là nguyên Tổng thống của CHLB Đức Richard von Weizsäcker. Nhưng
đa số các chính trị gia của CHLB Đức đều coi CHDC Đức là quốc gia
không hợp pháp và không cần phải hòa giải mà phải chống lại họ.
Năm
1989, khi biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức được mở, tất cả người dân
Đức đều đã ôm lấy nhau. Thời điểm đó nếu như các chính trị gia hai bên
còn đang nắm quyền cùng nhau bỏ lại quá khứ sau lưng hướng tới tương
lai thì chắc chắn đã có một kết quả tốt đẹp hơn cho bây giờ. Bây giờ
nước Đức đã có một nữ thủ tướng có gốc từ Đông Đức nhưng ngoại trừ điều
đó, tất cả các vị trí quan trọng như Tòa án hiến pháp, Tòa án tối cao,
Bộ Quốc phòng không có chính trị gia nào của Đông Đức nắm giữ. Trước
ngày kỷ niệm thống nhất nước Đức đã có 3, 4 cuộc thăm dò ý kiến dư luận
thì có hơn 50% người dân Đông Đức bày tỏ rằng họ có cảm giác họ là công
dân hạng hai. Tôi cho rằng việc hòa giải dân tộc sẽ được tiến hành
trong 1, 2 thế hệ nữa sau khi các thế hệ được sinh ra trong thời Đông
Đức, Tây Đức không còn nữa.
Nguyên Phong.
Chú thích: CEgon Krenz đảm
nhận chức Tổng bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước vào ngày
18.10.1989, Egon Krenz đã buộc phải từ chức sau 50 ngày cầm quyền.
Sau khi nước Đức thống nhất, ông bị kết án 6 năm rưỡi tù và phải ngồi
tù 4 năm. Tuy nhiên bản án của Tòa án bang Berlin cũng nêu rõ rằng
nhờ ông mà năm 1989 ở nước Đức đã không có đổ máu và trước đó Egon
Krenz cũng đã tranh đấu ngăn không cho bạo lực xảy ra.
2. Trò chuyện với Mikhail Gorrbachov Tổng bí thư cuối cùng của Liên Bang Xô-Viết
Ông Mikhail Gorrbachov |
Thứ Năm, ngày 8-10-2009, hai mươi năm sau, Mikhail Gorrbachov hồi tưởng lại
những sự kiện đã xảy ra mà ít người biết đến trong sự sụp đổ của Bức tường
Berlin. Ngồi trong phòng làm việc của mình ở Moscow, ông nói về những diễn biến
của ngày ấy với một sự bình thản. Nhưng bản thân những lời nói của ông lại toát
ra biết bao nhiêu tình cảm, sự hài lòng và cả những uất ức về những gì ông đã
chứng kiến trong các năm 1988 và 1989, những năm tháng không thể nào quên đã
tạo ra một phần của lịch sử thế kỷ 20. Ông nhớ lại những người dân Berlin đã
hướng về phía ông mà kêu lên “Gorby”, hãy ở lại cùng với chúng tôi”, “Gorby tự
do”. Ông nhớ lại những cuộc gặp mặt với các đảng cộng sản Đông Âu khác trong
thời điểm lịch sử thế giới chuẩn bị sang trang mới, những cuộc điện đàm kéo dài
với Thủ tướng Đức Helmut Kohl, với “đồng chí” Erich Honecker, người đứng đầu
đảng cộng sản Đông Đức, những cuộc chiến nhằm duy trì “perestroika” (sự cải tổ
chế độ kinh tế và chính trị của Liên Xô) trong đảng cộng sản Liên Xô và cả
những nỗ lực của phương Tây trong việc ngăn chặn quá trình thống nhất nước Đức.
“Tất cả đều chống lại tiến trình ấy. Thatcher khẳng định điều đó từ London,
Mitterrand từ Paris, Andreotti từ Roma. Họ sợ. Họ muốn ngăn chặn người Đức
thống nhất thành một quốc gia hùng mạnh trở lại và họ chờ đợi Liên Xô đưa xe
tăng vào Đức cùng với quan lính của Gorrbachov. Trong những cuộc gặp gỡ chính
thức, tôi luôn nói thẳng thắn với họ, từng người một về vấn đề nước Đức thống
nhất. Thậm chí Mitterrand còn đến gặp tôi ở Kiev. Về câu chuyện này, tôi xin
nói thẳng, chỉ có 2 dân tộc anh hùng, là người Đức và người Nga.”
- Gorrbachov, từ khi nào ngài nhận thấy rằng đã
đến thời điểm để nước Đức thống nhất?
- Lịch sử không thể diễn ra trong một ngày và
tôi không thể chỉ ra chính xác một ngày cụ thể nào. Trên thực tế, sự sụp đổ của
Bức tường Berlin chỉ là hồi chót của một quá trình đã diễn ra từ rất lâu. Khi
Liên Xô bắt đầu tiến hành một loạt thay đổi mang tính bước ngoặt, như tổ chức
cuộc bầu cử đầu tiên, thì ở các nước Đông Âu khác, những cuộc cách mạng đầu
tiên cũng diễn ra, theo cả cách êm đẹp và không êm đẹp, khi bắt đầu tiến trình
giải trừ quân bị giữa Mỹ và Nga để chấm dứt Chiến tranh Lạnh, với việc tháo bỏ
các đầu đạn hạt nhân, thì chúng tôi đứng trước một thực tế hết sức buồn bã, là
nước Đức, chỉ nước Đức, đang đứng trước con đường lịch sử. Người Đức cảm thấy bị
xúc phạm. Và tôi hiểu điều đó.
- Theo ngài, đâu là thời điểm bắt đầu cho việc
tái thống nhất nước Đức?
- Chúng ta đang nói về năm 1988. Đấy là lúc ở
Đức bắt đầu xuất hiện những cuộc biểu tình đầu tiên. Tại Moscow, chúng tôi nhận
được các tin tức nói rằng các công dân Đông Đức đang tìm cách sang Cộng hòa
Liên bang Đức thông qua ngả biên giới Hunggari, lúc đó đã mở cửa biên giới với
Áo. Điều tương tự cũng xảy ra với đại sứ quán Đức ở Ba Lan và Tiệp Khắc, nơi mà
người Đông Đức có thể xin tị nạn chính trị dễ dàng hơn. Số người làm đơn xin
sang Tây Đức theo dạng này ngày càng lên cao và tới một con số khổng lồ vào mùa
Hè năm 1989. Những điều đó xảy ra trước khi báo chí nắm được tình hình, rất lâu
trước khi Hans-Dietrich Genscher (ngoại trưởng Đức bấy giờ) tuyên bố tại Praha,
Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia), rằng nước này sẽ mở cửa biên giới
với Cộng hòa liên bang Đức. Lịch sử đã được viết theo cách ấy và các sự kiện
tiến triển theo từng ngày, với 2 khả năng duy nhất xảy ra, hoặc là chúng ta tìm
cách để chế ngự chúng và phát triển theo ý chúng, hoặc là chúng ta bị chúng
cuốn trôi.
- Như vậy là vào lúc đó, ngài cho rằng việc
thống nhất nước Đức là không thể tránh khỏi?
- Những gì mà tôi biết được vào cuối năm 1988 là
đã quá muộn để ngăn chặn các sự kiện này lại. Người Đông Đức không hề có ý định
chấm dứt các cuộc biểu tình để trở về nhà và họ đấu tranh đến cùng, cho đến khi
đạt được mục đích mới thôi. ngày 26/1/1989, trong khi ở Berlin đang diễn ra
những cuộc biểu tình mới, tôi triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của trung ương
đảng cộng sản Liên Xô mở rộng, với sự có mặt của các đại diện tướng lĩnh quân
đội, để hỏi ý kiến của họ. Tất cả cùng thống nhất rằng người Đức sẽ không chịu
buông xuôi và họ không còn tuân lệnh của Liên Xô nữa.
- Đảng cộng sản Liên Xô không cảm thấy sợ hãi
trước sự thống nhất của nước Đức sao?
Người dân tham gia phá bức tường Berlin 9/11/1989 |
- Đấy là một thời điểm hết sức nóng bỏng. Trong
đảng nổ ra những cuộc đấu tranh nảy lửa chống lại tôi và chống lại perestroika.
Lúc đó, hàng loạt cải cách về chính trị cũng như những cuộc bầu cử dân chủ đầu
tiên của chúng tôi được đưa ra bàn luận. Năm 1989, trung ương đảng họp ngay sau
khi diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 3 với kết quả rất đáng chú ý, là bầu cử tự do, danh sách ứng cử từ 7 đến 27 thành viên, thay vì một cái tên duy nhất như
trước đây. Lần đầu tiên tất cả các tổ chức và lực lượng chính trị đưa ra các
ứng viên của họ và cuối cùng, 35 bí thư ở các vùng của đảng không trúng cử. 84%
các nghị sĩ quốc hội Liên Xô là đảng viên đảng cộng sản. Trong cuộc họp ấy,
trung ương đảng không chấp nhận cho nước chúng tôi cũng như các quốc gia khác
cấu thành khối các quốc gia trong hiệp ước Vacsava, có thể quyết định quyền tự
chủ nếu như thay đổi những người lãnh đạo. Đấy là cơ hội để những người chống
đối trong đảng đứng lên chống lại những cải cách chính trị và coi đó như là
những đe dọa chết người đối với họ, và họ chống đối rất quyết liệt. Họ đã từng
im lặng trong một thời gian dài, vì không có đủ can đảm để bước lên đấu tranh.
Rất nhiều lần tôi đã phải dùng nắm đấm để đập lên bàn nhằm giữ trật tự.
- Thế còn những nhà lãnh đạo Đức thì sao?
- Năm 1989, tôi sang Đức 2 lần. Tháng 6/1989,
tôi sang Bonn và gặp Kohl. Đó là một cuộc nói chuyện rất chân tình. Các nhà báo
có hỏi tôi về việc liệu chúng tôi có bàn với nhau về các sự kiện xảy ra trên
đất Đông Đức không. Dĩ nhiên là chúng tôi có thảo luận về điều ấy, nhưng chúng
tôi không quyết định điều gì cả. Đấy không phải là một vấn đề có thể bàn bạc
trên bàn. Chính lịch sử sẽ phán xét chúng tôi. Khi nào ư? Tôi và Kohl cùng đưa
ra câu trả lời cứ như là chúng tôi cùng một lúc nhất trí với nhau về điều ấy:
không phải thế kỷ 21. Tuy nhiên, các sự kiện đi theo một con đường khác. Điều
mà chúng tôi thấy rõ ràng là không thể ngăn cản được những gì xảy ra trên đất
Đức. Kohl đã gọi điện cho tôi nhiều lần và câu hỏi mà tôi luôn nghe là “Chúng
ta phải làm gì đây?”. Tôi nói với ông ấy: “Ngài cứ bình tĩnh và không được làm
bất cứ điều gì manh động, nếu không chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn đấy”. Chính vào
lúc ấy, ông ấy đưa ra 10 điểm bàn về việc để cho 2 nước Đức sát lại gần nhau,
với một loạt lộ trình quan trọng cho việc thống nhất. Ở Moscow, chúng tôi không
cảm thấy hào hứng lắm với việc làm của Kohl, nhưng chúng tôi hiểu là việc tiến
hành bầu cử ở nước Đức thống nhất sau này đã buộc ông ấy phải hành động.
- Ngài thấy điều gì khi đến Berlin?
- Tôi tới Berlin vào ngày 6/10/1989, để kỷ niệm
40 năm ngày thành lập nước Cộng hòa dân chủ Đức. Tôi còn nhớ là vào lúc đó, tôi
nhận thấy một bầu không khí bất ổn. Quyền lực của đảng đã không còn giúp họ
kiểm soát được đất nước nữa. Đấy là một thực tế được thừa nhận, chưa nói gì đến
các vấn đề có liên quan trực tiếp đến Bức tường Berlin. Có cảm giác là người
Đức cảm thấy dường như mình đã bị bỏ rơi và lãng quên, chỉ riêng họ thôi, trong
khi thế giới xung quanh đã thay đổi nhanh chóng, mà điều ấy thì bức tường lại
ra sức ngăn cản. Người dân không còn chịu đựng được nữa. Từ nhiều tháng trước
đó, các quảng trường luôn chật cứng những người biểu tình chống chế độ. Khi tôi
sang đó, trong những sự kiện được tổ chức nhân 40 năm quốc khánh Đông Đức, có
cả Fackelzug, lễ rước đuốc tuần hành, với sự tham gia của các đại diện từ 28
vùng trong cả nước. Đứng trước tôi có một nhóm thanh niên trẻ trung gào lên
bằng tiếng Đức, “Gorrbachov, hãy ở đây một tháng nữa thôi”, “Gorby, tự do”. Thủ
tướng Ba Lan Tadeusz Mazowiecki đến gặp tôi và nói: “Mikhail Sergeevich, ngài
có hiểu tiếng Đức không?”. Tôi trả lời: “Đọc hiệp định bằng tiếng Đức thì khó,
chứ những gì mà họ gào lên với tôi, tôi hiểu cả”. Ông ấy trả lời: “Thế thì bây
giờ ngài sẽ hiểu rằng đấy chính là sự kết thúc”.
- Có đúng là Honecker đã tiết lộ với ngài một
trong những rắc rối lớn nhất của ông ta không?
- Tôi đã gặp ông ấy trong những ngày đó và nói
chuyện khá dài, ít nhất là 3 tiếng. Tôi quan sát ông ấy khá kỹ và tôi cảm thấy
ông ấy không ổn lắm, tôi có cảm giác là dường như tất cả không hiểu được sự vĩ
đại của những sự kiện đang xảy ra quanh họ, không biết được những gì mà họ phải
đối đầu ở phía trước. Chính vì thế, ngày hôm sau, tôi đề nghị được gặp tất cả
các ủy viên trung ương đảng cộng sản Đông Đức. Tôi không buộc tội ai cũng như
không buộc ai phải phản ứng. Trung thành với nguyên tắc mà tôi đã chọn, tôi kể
lại cho họ nghe về perestroika, về việc tại sao và như thế nào mà trong một số
trường hợp, chúng ta đưa ra những quyết định chậm trễ khiến phải trả giá đắt và
nếu ngược lại thì như thế nào. Trong một số trường hợp, chúng ta lại tỏ ra quá
vội vã, tự đẩy chúng ta vào những tình huống hết sức khó khăn. Tôi nói rằng để
nắm bắt được tiến trình đang xảy ra, cần phải hết sức thông minh. Thế rồi bài nói
chuyện hôm đó trở nên nổi tiếng, và được đúc kết lại thành công thức “Ai đến
chậm, lịch sử sẽ trừng phạt người đó.”
- Mikhail Sergeevich, các nhà lãnh đạo châu Âu
phản ứng như thế nào. Họ muốn duy trì sự tồn tại của Bức tường Berlin ư?
- Ngoại trừ Mỹ ra, tất cả đều phản đối. Thacher
khẳng định là bà không ủng hộ. Bà không nói điều này một cách công khai, mà nói
trong một cuộc gặp chính thức với tôi. Andreotti chống lại và đặc biệt
Mitterrand chống kịch liệt. Ông nói: “Tôi yêu nước Đức rất nhiều. Tôi muốn cứ
duy trì hai nước Đức cùng lúc. Tất cả các nhà lãnh đạo Âu châu đều sợ, nhưng họ
lại không đưa ra được bất cứ đề xuất nào về việc làm sao để đối phó với tình
hình. Tôi nói rõ với họ là tôi muốn bức tường sụp đổ và nước Đức cần thống
nhất, nhưng họ muốn chúng tôi ngăn cản họ lại, bằng quân đội của Gorbachov. Tất
cả đều đến gặp tôi, từng người một, và yêu cầu một cách công khai. Mitterrand
thậm chí còn sang tận Kiev để bàn bạc với tôi về vấn đề này.
- Ngài có hối hận điều gì không?
- Tôi đã nghĩ đến điều này hàng nghìn lần trong
những năm qua, rằng điều gì có thể sẽ xảy ra, nếu như quân đội và xe tăng sẽ
rời trại để lên đường đến Berlin. Chắc chắn sẽ có đổ máu. Thế chiến thứ 3 có
thể sẽ tới. Tôi bây giờ có thể tin chắc vào điều đó. Phần còn lại, thì tôi đã
nói ngay từ đầu, với lãnh đạo các nước trong khối Vácsava, rằng Liên Xô sẽ
không can thiệp vào nội tình nước họ. Họ có thể không tin tôi, nhưng tôi luôn
giữ lời. Chúng tôi không hề nhúng tay vào bất cứ việc gì liên quan họ. Và đấy
chính là bi kịch lớn của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét