O Hường viết, 22/7/2011
(Hướng về ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2011).
|
Bộ đội vào dinh Độc Lập 30/4/1975, đủ hết không thiếu thứ gì trên xe thồ |
O sinh ra thì hoà bình đã lặp lại trên quê hương, lớn lên chỉ biết được chiến tranh qua sách vở, báo chí, qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là qua những câu chuyện kể của cha o – một thương binh hạng 4/4 trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước
Tháng 4 năm 1970, khi kỳ thi năm cuối cấp đang đến gần thì Cha dở dang việc học vì phải lên đường nhập ngũ, như bao lớp thanh niên thời đó ông hăng hái lên đường hiến dâng sức trẻ cho đất nước. Chiến trường B4 – Thừa Thiên Huế - là nơi đơn vị ông đóng quân, cùng với những khó khăn chung của đất nước thời chiến tranh, đơn vị ông sống trong thiếu thốn trăm bề; từ vũ khí đến lương thực, thuốc men...thường xuyên phải hành quân trong đêm vắng để tránh sự phát hiện của địch, phải lội suối băng rừng hàng chục cây số, sống chủ yếu nhờ măng đắng rau rừng, nhưng nhiệt huyết tuổi trẻ thì không hề thiếu. Ông nói rằng có những trận chiến mà ông không thể quên được và bồi hồi xa xăm: Đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng 4 năm 1972, Trung đoàn của ông cùng tham gia trận phá hai chiếc cầu cắt đường việc trợ của địch giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Chiến dịch bất thành nên cả trung đoàn hầu như hy sinh hết hơn nửa, hoặc như hôm chuẩn bị chiến đấu vào trận địa 72, khi cả đơn vị đang hành quân trong đêm vắng thì bị pháo kích của địch bất ngờ tấn công. Rồi hôm được lệnh của Bộ chỉ huy, cùng với ba trung đội khác, trung đội trinh sát đặc công của ông tấn công vào cứ điểm địch, theo kế hoạch đúng giờ G sẽ nổ súng, nhưng không may một trong bốn trung đội bị lộ, địch phát hiện và phản công ác liệt; lại mất mát đau thương trùm phủ lên những người lính trẻ.
Trong đơn vị, nhiệm vụ của Cha o là y tá viên săn sóc cho thương binh, nhưng ông vẫn được trang bị vũ khí đầy đủ và khi xáp lá cà với định thì ông cũng tả xung hữu đột không kém những người lính đặc công thứ thiệt. “Lớp thanh niên cùng trang lứa với Cha trong làng cũng như những lớp sau hầu như ra đi mà không hề quay lại. Nếu không bị thương nặng và cho về tuyến sau an dưỡng thì chắc chắn một điều rằng sẽ không có con mô...” ông xúc động nhớ lại.
Bây giờ ông đã sáu lăm tuổi rồi, sức khỏe đã giảm sút nhiều, khi trái gió trở trời những vết thương cũ lại hành hạ ông nhưng hình như nhiệt huyết năm xưa trong ông không hề giảm sút Khánh –Nhi ạ. Vẫn còn hai miểng đạn trong người, một ở phần mềm sau gáy và một ở trong bắp vế tay. Các con khuyên ông nên phẫu thuật lấy ra nhưng ông nói cứ để đó như một chứng tích để nhắc nhở con cháu về một thời oanh liệt của ông nói riêng và của lớp lớp cha anh nói chung.
Khánh – Nhi ạ! Chiến tranh đã kết thúc hơn ba mươi lăm năm, nhưng vẫn còn nguyên trong o là những câu chuyện kể, những hình ảnh lớp lớp cha anh đã nằm xuống hoặc đã để lại một phần thân thể nơi chiến trường xưa. Nhân ngày 27/7/2011 o xin thắp một nén nhang viếng hương hồn những Anh hùng liệt sỹ đã nằm lại trong lòng đất mẹ, xin tri ân những thương binh, bệnh binh, những người đã góp phần vào đại thắng mùa xuân lịch sử để cho o cháu ta có cuộc sống tươi đẹp hôm nay các con nhỉ./.
|
Xe tăng chuẩn bị tiến vào húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 |
|
Các chú bộ đội chạy theo xe tăng vào tiếp quản Dinh Độc Lập |
|
Những người lính Việt Nam Cộng Hòa ở trong dinh Độc lập, trưa 30/4/1975 |
|
Cả nồi niêu soong chảo cũng tiến về Sài gòn |
|
Bảy anh em trên chiếc xe tăng 879 trong sân dinh, trưa 30/4/1975 |
|
Những người lính còn rất trẻ.... |
|
.... gồng gồng gánh gánh tiến về Sài Gòn |
|
Rửa chút cho mát mẻ để chuẩn bị ăn mừng, Ngày 5/5/1975 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét