Bài liên quan: Hoài niệm làng
CamHuong
Ký ức tuổi thơ tôi, vẫn còn nguyên vẹn đó
Là bờ đê
cánh diều lộng gió
đàn trâu về
no cỏ
Trưa Hè nắng ngập đường quê
Là lối đi rụng đầy sầu đâu
tím
Hoa của tuổi thơ kết thành xâu
chuỗi
gọi nhau í ới
chơi ô quan
Là những ngày Thu dối cha
trốn mẹ
Cùng lũ bạn lên rú hái sim
Mải chơi trốn tìm
trâu
lạc bầy, khóc gọi mẹ
Ngày Đông rét mướt, trú
trong hang
Bắt cua đồng, mót khoai lang nướng
Là những bài Đồng dao ngêu
ngao hát
Tràn ngập hương cốm xanh.
Xuân qua, đời người nhanh
bước
ngoảnh đầu tuổi thơ qua
ước ao níu tay với được
mãi trong tiềm thức
Đôi khi ùa về bất chợt
thổn thức
nhịp tim.
8 nhận xét:
Một bài thơ ngập tràn hình ảnh quê hương, những :" lên rú hái sim, mót khoai lang".... Đúng là quê mình rồi. Cảm ơn O nhiều.
Tuy nhiên cho mình hỏi O: quê mình cây xoan gọi là" thầu đâu" chứ nhỉ? Với lại những hình ảnh: "bờ đê lộng gió" và "hương cốm xanh" chắc không phải Kỳ Anh mình, bởi vùng ngoài Kỳ Anh mình không thấy có đê, và cốm ở quê mình toàn rang chứ có làm được cốm xanh như ngoài Bắc đâu?
Cái thằng khu khỉ ni, chán thế không bít. Thơ thẩn thì phải ngơ ngẩn chút chút chớ. "Thầu đâu", "Xoan đâu" có nơi còn gọi là "xoan", "Sầu đâu" là một loại cả, nhưng chắc gọi O đưa vô thơ "xoan" cho nó phổ thông và oách xà lách thôi.
Cốm xanh thì đương nhiên rồi. Cốm xanh Làng Vòng ở Bắc là nhuộm phẩm màu còn cốm ở quê vẫn xanh như thường. Cốm được làm từ nếp non, lúc chưa rang lên vẫn thơm lắm, thơm mùi nếp, mùi sữa nếp non và màu xanh thì cốm ở đâu không vậy. Ở Kỳ Bắc còn có cốm làm bằng nếp cái hoa vàng nổi tiếng sang tận bên Châu Âu luôn đó chú.
Lại con đê, hehehe..... Chú chỉ được cái nói đúng. Thực ra ở quê mềnh chủ yếu là đập nhưng người ta vẫn gọi là đê, hehehe đê đập rồi đập đê..... Nhớ có anh Tiu ở chợ Voi hay hát cải biên thế này "Ai đắp đập nhà Tiu trôi, nhà Tiu trôi bở ai đắp đập...." bài cải biên ni nổi tiếng đến mức ai ở Kỳ anh cũng biết (ngoài chú không biết thôi). Chiều chiều mà lên mặt đê chơi thì mát thui rùi... nên mặt đập lộng gió luôn. Nhưng nói rứa thì không hay lắm nên đê lông gió nghe có vẻ miên man hơn, hehehe... ko biết có phải rứa ko để tấc giả trả lời vậy
À mà Cu coi lại bài Hồn quê để hiểu hơn nhé. (http://ruoucai.blogspot.com/2011/08/hon-que-p1.html#more )
Đó là tau tưởng O có " người ấy", "người kia" quê ở vùng: " Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay, Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy" nên khi làm thơ O kết hợp cả 2 quê chứ.
Mình là "khu khỉ" còn có thằng suốt ngày cười he he như "mặt khỉ".
Thứ 7 này bạn vào Sài Gòn, nếu sắp xếp được thì ngồi nhé.
Cơn thầu đâu còn có tên gọi khác là "sầu đông" vì đến mùa đông là rụng lá. Quê ta gọi chệch đi là cây "thầu đâu" hay "sầu đâu" cũng là nó. Trong sách giáo khoa gọi là "cây xoan": Hồi mình học lớp 2có bài trong sách giáo khoa "Em yêu nhà em, hoa xoan tím nở, như mây từng chùm" đó nờ. Những hình ảnh quê trong thơ o Hường là có thật chớ không phải như "cù rờ cù rận" nói là thơ thẩn thì phải ngơ ngẩn mô. Bạn hãy coi chùm ảnh trong "Hồn quê" đăng trong mục bà con viết của Rượucái thì sẽ thấy con đê trước làng và cũng là trước nhà O Hường nơi o đã sống thời thơ ấu, hoa súng nở đầy mặt nước, đứng từ núi Đá Trợt (nơi đầu nguồn con đê) nhìn ra biển đẹp như tranh thủy mặc luôn. Con đê và bãi biển thỉnh thoảng cũng hiện về trong giấc mơ của tui, mà tui thì không biết mần thơ để diễn tả được tình cảm của mình với quê hương nên tui cảm ơn O Hường nhiều lắm hi. Còn cái hình đăng kèm theo bài thơ O Hường mà ghi chú thích là "biển Xuân Phú, Kỳ Xuân" tui e là "lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia" quá. Bà con ở quê xác minh lại dùm coi có phải biển Xuân Phú đó khôông hi. Răng tui chôộ đá lô nhô lổn nhổn không như bãi biển trong tiềm thức của tui hè?
Ui trùi ui, không ngờ bài thơ của o mà cũng tốn nhiều giấy mực hẹ. Đây là một bài thơ o viết vô khoảng năm 2007. Một cảm xúc chất chưa về kí ức được khơi lại và bài thơ nớ ra đời. O rất cảm ơn những chia sẻ của eeng Phương Hoa nì, cù rờ cù rận và bác AH (o chưa biết ai cả nờ). XIn chia sẻ vớ eeng Phương Hoa hè; Đúng rồi, ngoài ta gọi đó là Thầu đâu, nhưng như lời bác AH thì Sầu đâu cũng được, xoan đâu cũng phải mà sầu đông cũng không sai eeng à, nhưng có lẽ em sẽ sửa lại thành Thầu đâu thì nó chính xác và rất quê mình eeng hè. Riêng cái khoản bờ đê là em phản đối bác cù rờ cù rận liền. Đê là đê chứ đê không thể là đập được. Mà trước nhà em (xóm thủng căng) có một con đê, nước bắt nguồn từ trong núi đá trợt chảy ra trong vắt, bọn con nít đi trâu, bò toàn lấy nón là múc rồi ngửa cổ lên trời uống...(nói nhỏ eeng nghe: nước khoáng lavie bây giờ là chuyện nhỏ đối với nước đê quê o) Còn eeng thắc mắc ba cái chuyện cốm xanh cốm vàng phải không? Thật ra thì ngoài ta mấy khi mà được ăn cốm rang hả anh, năm thì mười họa. Còn lại thì cứ chụm rơm vô trong bếp rồi chờ hột cốm mô nở bung là lấy que khều ra ăn xuýt xoa đúng không eeng. Ở bài thơ của o là o đang nói về những bài đồng dao của lũ trẻ chăn trâu, bò hay đọc đó mà, nó mang hình ảnh tràn ngập hương cốm (Tập tầm vông/Chị có chồng/Em ở giá/Chị ăn cá/Em mút xương/Chị ăn kẹo/Em ăn cốm/Chị ở Lò Gốm/Em ở Bến Thành/Chị trồng hành/Em trồng hẹ/Chị nuôi mẹ/Em nuôi cha…) O cảm ơn các bác, các eeng đã có chung sự đồng cảm về thời thơ ấu của o (mà hình như ai cũng thấy thấp thoáng mình trong đó)./.
Tết sắp về rồi. Ai cũng nhớ quê cả. Cù rờ cù rận tăng cường loạt bài về quê hương nhé.
O ra Hà Nội thì tui lại vô Sài Gòn. Chả ngồi được với văn nghệ sỹ, nghe tiếng hát ngọt ngào của O, lại phải ngồi với mấy tay "ất ơ", nhậu mệt muốn chết. Chán quá. Ở đời có phải muốn là được đâu.
ẤT ơ chi mi hè. Bạn vô sướng quá nhậu cho tưng bánh chớ có chi mô nà. Thui để bữa khác vô đây thì anh em trong này chuẩn bị đón tiếp đàng hoàng hơn nhé, chớ không lại bảo lè phè ngồi ở vỉa hè nha.
Đăng nhận xét