Maybach 62 bản Zeppelin |
Tháng 2-2011, phiên
bản “độc” của siêu xe Maybach 62 là Zeppelin "chính thức đặt chân tới Việt
Nam" đã gây ra một cơn bão dư luận trên mạng. Chiếc xe đắt nhất từ trước
tới nay xuất hiện tại Việt Nam có giá "chỉ" khoảng 2 triệu USD,
tức chỉ hơn 40 tỷ vnd tí chút.
Năm 2011 cũng chứng kiến vụ nhập 4 chiếc máy bay cá nhân gây nhiều tranh cãi.
Và, vào tháng cuối cùng của năm, Cục Thú y lại công bố một thông tin sốc: Việt Nam là nước nhập khẩu thịt bò Kobe nhiều thứ 2 trên thế giới. Tất nhiên, ở đây là "nhập chui", "nhập sách tay", "nhập tiểu ngạch"- không được tính toán trong các con số thống kê.Rất nên gọi chúng là những "siêu phẩm", ít nhất là ở khía cạnh siêu giá.
Và, vào tháng cuối cùng của năm, Cục Thú y lại công bố một thông tin sốc: Việt Nam là nước nhập khẩu thịt bò Kobe nhiều thứ 2 trên thế giới. Tất nhiên, ở đây là "nhập chui", "nhập sách tay", "nhập tiểu ngạch"- không được tính toán trong các con số thống kê.Rất nên gọi chúng là những "siêu phẩm", ít nhất là ở khía cạnh siêu giá.
Nói về độ siêu, chắc không thể không nhắc tới trường hợp Iphone 4s. Ngày
14-10-2011, "siêu phẩm" này mới được đồng loạt bán, và cũng chỉ bán
tại 7 thị trường trên thế giới. Nhưng ngày 13-10, dân chơi Hà Thành đã dùng
được...24h đồng hồ. Và phát biểu đầy sành điệu rằng... chán; Và: Đang đợi
Iphone 5.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2011, lượng điện thoại và linh kiện
nhập vào Việt Nam đứng ở con số 2,3 tỷ USD. Số ngoại tệ nhập ô tô cũng trên
dưới 1 tỷ USD. Một tờ báo gọi đây là "sự trả giá... ngọt
ngào" khi mà hàng chục triệu nông dân cả nước phải làm lụng vất vả để xuất
khẩu được lượng gạo, dù đạt kỷ lục 22 năm, là 7,2 triệu tấn, nhưng cũng chỉ
bằng đúng số tiền nhập khẩu ôtô và điện thoại di động.
Nông dân VN |
Còn nhớ trong lễ tổng kết ngành nông nghiệp vài hôm trước, trong khi các quan chức say sưa với kỷ lục xuất khẩu thì Viện trưởng Viện KH Nông nghiệp, GS Nguyễn Văn Bộ lại đặt câu hỏi: “Chúng ta có cần thiết phải đặt mục tiêu chạy theo xuất khẩu 7- 8 triệu tấn gạo mỗi năm?" Và sau đó cũng tự ông phân ưu: Để sản xuất ra được lượng lương thực như hiện nay, trung bình mỗi năm chúng ta sử dụng đến 7 triệu tấn phân bón, tức mất 4 tỷ USD, cùng 60.000-70.000 tấn thuốc BTVT với giá trị 2 tỷ USD nữa, mà 2 loại vật tư này chủ yếu phải nhập khẩu...”.
Nhưng không phải chỉ phân bón. Cũng không chỉ thuốc bảo vệ thực vật. Chúng ta đang nhập ngô, nhập đậu tương, nhập bột cá... Kim ngạch nhập khẩu loại mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu lên tới 2,3 tỷ USD. Còn nhớ tại hội nghị phát triển sản xuất đậu tương toàn quốc hồi tháng 8-2011, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nam Định Trần Xuân Định than vãn: Với diện tích trồng đậu tương hiện nay của Nam Định là 10.000 ha, năng suất 15 tạ/ha, sau khi trừ mọi chi phí, người nông dân chỉ lãi 300.000 đồng/1 sào Bắc bộ. Và "Dù tỉnh có chính sách hỗ trợ 50% giá máy làm đất, máy gieo hạt đậu tương, 100% tiền mua giống gốc nhưng cũng không hấp dẫn được người trồng. Câu chuyện sau đó vỡ lẽ ngay: 300 ngàn cho mỗi sào "Tính ra chỉ bằng 3 ngày lao động cho công việc giản đơn".
Chuyện nhập ngô, nhập đậu tương, có thể là do sản xuất trong nước chưa
đáp ứng nhu cầu. Có thể là do kỹ thuật canh tác còn lạc hậu khiến nông sản
trong nước cao giá, không thể cạnh tranh trên chính sân nhà.
Nhưng lý do nào cũng đều không thể chấp nhận với một quốc gia thuần nông như Việt Nam.
Để đạt đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 25 tỷ USD, chúng ta đã phải bỏ ra 15,9 tỷ USD nhập vật tư nông lâm thủy sản, vật tư sản xuất nông nghiệp. Và con số hoa mắt đó đang che lấp một thực tế là các loại hàng hóa nông sản đang bị đè chết trên chính sân nhà, vì không thể cạnh tranh, vì chính sách nhập khẩu.
Nhưng lý do nào cũng đều không thể chấp nhận với một quốc gia thuần nông như Việt Nam.
Để đạt đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 25 tỷ USD, chúng ta đã phải bỏ ra 15,9 tỷ USD nhập vật tư nông lâm thủy sản, vật tư sản xuất nông nghiệp. Và con số hoa mắt đó đang che lấp một thực tế là các loại hàng hóa nông sản đang bị đè chết trên chính sân nhà, vì không thể cạnh tranh, vì chính sách nhập khẩu.
Con số 25 tỷ USD, kỷ lục xuất khẩu của nông nghiệp, vì vậy, đáng được nhìn nhận
thận trọng, vì đây không đơn giản là "sự trả giá ngọt ngào". Bởi cái
giá phải đánh đổi của việc nhập thượng vàng hạ cám là vấn đề chất lượng của một
nền "nông nghiệp gia công" đang thu ngoại tệ từ việc mang mồ hôi nông
dân đi xuất khẩu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét