Trang

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Ngày nghỉ Quốc giỗ làm gì ? (phần 1)

Quốc giỗ năm nay cả nhà Hai Khánh tui ngủ tới chán nếu không muốn nói là quên luôn ngày giỗ tổ Hùng Vương. Tui và ba loay hoay lên mạng xem tin tức rồi tìm địa điểm để nào đó đi chơi cho nó khỏe người. Hỏi cái thằng cha Gúc gồ (google) hoài rằng có cái địa danh nào ở Bình dương để đi chơi không nhưng anh ta cứ gật gà gật gù chẳng chỉ được điểm nào hấp dẫn cả. Cuối cùng tới gần 10 giờ sáng mới tìm đươc địa điểm nom ra có vẻ là hợp lý mà lại gần đó là núi Chấu Thới vì nó trông hao hao giống Đền Hùng, có chùa trên núi, lại cũng có bậc đá...
Đi một mình cũng chán nên rủ thêm cả nhà em Bích đi cùng, may mà gọi điện sớm nếu không thì nhà Bích đi TP thăm bà nào đó mất. Mà đúng là nhà Bích dở hơi, ngày Quốc giỗ cả nước lo làm giỗ, nhà nước cho nghỉ luôn một ngày để là giỗ choa đàng hoàng, đáng ra không làm heo thì cũng phải dăm ba con gà luộc miệng cặp bông hồng cúng giỗ (mời nhà Hai Khánh xuống cúng cúng ăn ăn phải sướng không). Còn không thì ít ra cũng phải lên chùa thắp nhang cầu cho quốc thái dân an chứ ai đằng lại đi thăm bà nảo bà nao ý - hết sức dở hơi!.



Núi Châu Thới, nhìn từ sông Đồng Nai
Nhìn vậy thôi chứ cũng cao ra phết, cả nhà leo muôn ná thở, thằng cu Nghé lóc bóc leo được mấy chục bậc không cho ai bồng nhưng cuối cùng cũng phải chịu cho mẹ nó ẵm.


Gần tới nơi rồi
Lên đến đỉnh nhưng chẳng ai chịu vào chùa mà cứ nhăm nhăm tìm chỗ mát để trải bạt ra ngồi ăn. Tìm chỗ được chỗ nghỉ rồi thì có bao nhiêu thứ mang theo cứ mang ra ăn ăn, nhậu nhậu đến quên cả cầu thái quốc an dân. Đúng là tâm hồn chỉ có ăn và ăn thôi. Thậm chí ngồi bên cả một bãi rác của nhà chùa mà vẫn xơi ngon lành. Mà tệ thật cái chùa này không có nổi lấy một cái thùng rác nên cứ vô tư mà xả, tệ hơn Út Nhi lại tiếp tục cái kiểu lên đến đỉnh vinh quang như mọi khi là phải "đánh dấu" cho nhớ.

Không rõ Bích đang nghe Phật tổ dạy gì? 

<><
Hình như em Bích bắt chước cái tay Bồ tát  không đúng. 

Ăn xong chỉ có mỗi mấy anh em đi vãn cảnh chùa, chẳng hiểu người lớn nghĩ gì khác không ngoài ăn với nhậu ta?

Không biết thằng cu Nghé đi đâu mà không lại chụp hình.

Ê coi chừng Na tra Thái tử tè lên đầu đó nghe
Đây đúng là "chú Voi con ở bản Đôn" bé tẹo "ko có ngà" mà cõng được
cả Phật khổng lồ, mà Phật ngồi thiền cũng sành điệu thiệt.
Nhìn từ trên xuống, đường lên chùa còn có cả một đường nhựa xe chạy lên được tận nơi,
xe hơi xe máy chậm rần rần chẳng còn thanh tịnh gì, mấy chú tiểu cũng phi xe ìn ìn
Xuống núi thôi:



Lanh chanh chạy trước người ta giờ lại ngồi nghỉ mệt...
Nhìn mặt cái thằng Nghé thấy ghét, làm mẹ xước cả chân còn vênh cái mặt lên
mà mẹ thằng nghé giống ả đi cấy hè, thế thì Nghé không vênh mặt mới lạ
Còn nữa ....

Bài đọc thêm:

      Chùa núi Châu Thới huyện Dĩ An, Bình Dương: Một di tích danh lam- thắng cảnh quốc gia
     Nguyễn Hiếu Học.

Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương và là một trong những ngôi chùa hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau TK XVll). Chùa được xây trên ngọn núi Châu Thới (cao 82m) ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương,nên có tên chùa Núi Châu Thới. Chùa núi này cách thành phố Biên Hòa 4km, TX.TDM 20km, TP.HCM 24km và đã được xếp hạng là Di tích Danh lam – Thắng cảnh quốc gia(1).                                                                        
Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán ''Châu Thới Sơn Tự'. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ ''TỪ BI - Hỉ XẢ..."'. Giữa Giảng Phật đường có tấm biển đề 4 chữ:
''Châu Thới Sơn Tự”, trên biển có ghi thêm dòng chữ ''Tân Dậu niên, chánh ngoặt sơ kiết nhật'' (ngày tốt đầu tháng giêng năm Tân Dậu) bên dưới ghi rõ hàng số 1612 (có thể hiểu chùa được xây năm 1612).
Sách ''Sơ thảo Phật giáo Bình Dương"nói về nguồn gốc ngôi chùa này: ''Ngôi chùa đầu tiên ở vùng đất Bình Dương ngàynayđượcxâyvào khoảng năm 1612, do.Thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoẵng pháp (...) lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, sư cất một thảo am nhỏ để tu tịnh, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn sau đổi tên thành chùa Núi Châu Thới (2).
Nhưng sau đó mấy trang, tác giả cuốn sách này lại tỏ ra hồ nghi và cho rằng năm thành lập chùa (1612) như nói trên là không hợp lý. Trước hết năm 1612 không phải là năm Tân Dậu mà là năm Nhâm Tý, hơn nữa đó là thời điểm quá sớm so với việc định cư số đông của người Việt tại vùng đất mới này. Rồi tác giả đưa ra nhận định: ''Chùa lập vào năm 1681 và sau này ngài Thành Nhạc trùng tu và hành đạo nơi đây thì hợp lý hơn'' (3). Theo chúng tôi, ý kiến trên là có nhiều cơ sở, vì hầu hết các sách viết về chùa cổ ở Nam bộ đều cho biết, những ngôi chùa xưa nhất ở Nam bộ đã được xây dựng vào nửa sau thế kỷ XVll. Chẳng hạn sách “Nhữngngôichùa cổNambộ"đã viết: ''Ba ngôi chùa cổ là Bửu Phong, Long Điền và đại Giác tiêu biểu cho những điểm trụ tích đầu tiên của sơ Tổ Phật giáo Nam bộ (...). Chùa Bửu Long nguyên chỉ là am nhỏ được thành lập nên từ giữa thế kỷ XVll (...). Chùa Long điền (Tổ đình Sơn môn Nam Việt) lập 1664 (...). Chùa Đại Giác được lập vào cuối thế kỷ XVll'' (4). Theo các cứ liệu dẫn trên, năm Tân Dậu ghi trên biển chùa Núi Châu Thới nhằm vào năm 1681 là thời điểm hợp lý hơn cả. Nhưng cho dù được thành lập vào năm 1681 chùa Núi Châu Thới ở huyện Dĩ An hiện nay vẫn là ngôi chùa xưa nhất Bình Dương và được hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ.
Đặc biệt chùa nằm trên đỉnh núi Châu Thới, được xem như là một thắng cảnh ở giữa một vùng đồng bằng rộng lớn. Núi cao 82m sovới mặt bể, chiếm diện tích trên 25 ha lại nằm kếcận những khu dân cư của các tỉnh. thành: Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM. Vị trí danh thắng này rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch, vì gần các khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (Biên Hòa). Chính vị trí và cảnh quan của núi Châu Thới đã làm tôn thêm vẻ đẹp uy nghi khoáng đãng hiếm có của ngôi chùa này. Nhiều sách cổ đã từng nhắc đến ngọn núi và ngôi chùa trên. Chẳng hạn sách: ''Gia Định Thành Thông Chỉ đã viết: ''Núi Chiêu Thới (nay là Châu Thới) (...) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt làm tấm bình phong triều về trấn thành (...). Ở hang núi có hang hố và khe nước, dân núi quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao la ngoài cửa tục'' (5). sách “Đại Nam Nhất Thống Chí cũng miêu tả chùa Châu Thới gần giống như trên: ''Núi Chiêu Thới tục gọi là núi Châu Thới, ở phía nam huyện Phước Chính 21 dặm, từng núi cao tít làm bình phong cho tỉnh, thành (...). Khoảng giữa núi Chiêu Thới (...) có am Vân Anh là nơi Ni cô Lượng tĩnh tu,di chỉ nay vẫn còn (…) Đột Khởi một gò cao bằng phẳng rộng rãi, ở bên có hang hố và nước khe chảy quanh, nhà của nhân dân ở quanh theo. Trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư khánh Long trác tích tu hành. Năm Bính Thân đạo Hòa Nghĩa là Lý Tài chiếm cứ Chiêu Thới tức là chỗ này. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) đem núi này liệt vào tự điển'' (6).
Trong thời Pháp thuộc, nhờ vào địa thế hiểm trở và cảnh u tịch thanh vắng của ngôi chùa núi, nhiều người yêu nước thường đến đây ẩn náu, tụ hợp để hoạt động chống Pháp: Vào năm 1916 các hội viên của ''Thiên Địa Hội'' thuộc vùng DĩAn - Lái Thiêu đã đến chùa Châu Thới tập võ nghệ mưu tính việc chống lại bọn cai trị người Pháp. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ, chùa Núi Châu Thới là nơi có nhiều cán bộ, chiến sĩ ta đến ẩn náu và hoạt động cánh mạng.
Đến nay chùa không còn lưu giữ được đầy đủ những long vị và Tháp của các vị thiền sư khai sơn mà chỉ thờ các tổ bằng tượng gỗ chạm và một số long vị của các Hòa thượng đời sau này. Tương truyền chùa do thiền sư Khánh Long tạo lập từ đầu thế kỷ XVll (1612) như đã nói ở phần trên, nhưng cũng có sách cho là do thiền sư thành Nhạc An Sơn khai sơn và viên tịch tại nơi này ngày 17-12- 1776. Trước đây tại chùa có ngôi bảo Tháp của tổ Thành Nhạc nhưng nay không còn (7).
Được biết tổ Thành Nhạc có nhiều đệ tử nổi danh như ngài Phật Chiếu Linh Quang, ngài Tổ Kim và Thiện Đức... Trải qua hơn ba trăm năm lịch sử đầy biến động chịu bao hủy hoại tàn phácủathởi gian và chiến tranh, chùa Núi Châu Thới ngày nay không còn giữ được dấu tích, di vật nguyên thủy của một chùa cổ được hình thành vào hàng sớm nhất Nam bộ. Hiện chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau: gốm ngôi chánh điện, các điện thờ thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh sơn Thánh mẫu, Diêu trì kim mẫu, Ngũ hành nương nương và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. ở đây còn cho thấy rõ nét sự dung hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian như phần đông các ngôi chùa Phật giáo ở nước ta.
Nhà tổ và giảng đường của chùa được trùng tu vào năm 1930. Năm 1971 hoàn tất việc xây 220 bậc thềm (xi măng) đường dẫn lên chùa, đến năm 1989 xây thêm cửa tam quan. Ngôi chánh điện được xây lại khá quy mô bằng bê tông cốt sắt vào năm 1993... Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Ngoài việc có niên đại hình thành khá sớm cách đây trên 300 năm, chùa còn có nhiều giá trị về đặc điểm cấu trúc cũng như về nghệ thuật thao tác tạo hình như đúc, nung, điêu khắc, chạm trổ qua các tranh tượng vật dụng, tự khí bằng đồng, gỗ, đất nung... Chánh điện được thiết kế: Dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí; tầng kế thờ Phật Thích Ca; tăng dưới là nơi thở Phật giáng sinh. Toàn bộ những tượng đồng được đúc tại chùa, do nhóm thợ chuyên môn của xứ Huế thực hiện. Chùa còn thờ bộ Thập Bát La Hán vàThập Điện Diêm Vương bằng đất nung. Đây là hai bộ tượng khá xưa và độc đáo của chùa còn lưu giữ được, cho thấy nghề gốm ở địa phương đã phát triển khá sớm. Chùa cũng còn lưu giữ được ba pho tượng Phật tạc bằng đá khá xưa (có thể vào cuối thế kỷ XVll) và một tượng Quan Âm bằng gỗ mít được làm bằng cây mít cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng trong vườn chùa. Vào năm 1988, chùa đúc một đại hồng chung theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế) nặng 1,5 tấn cao 2 mét, đường kính 1m2, đặt trên chiếc giá chuông bằng gỗ lim đưa từ Hà Nội về và được nghệ nhân Bình Dương chạm trổ các hoa văn trên đó. Trong các năm 1996-1998 chùa tổ chức đúc thêm bảy tượng Phật bằng đồng vàcũng trong năm 1996 chùa cho xây dựng một bảo tháp gồm nhiều tầng lầu cao 24m, dùng làm nơi để các tượng thở, riêng tầng tư dành để thờ Xá Lợi Phật. Gần đây vào năm 2002, bên phải ngôi chùa lại có thêm một công trình mới gồm một trệt một lầu và bên trên sân thượng có xây bảo tháp thờ tượng quan Âm bằng đồng cao 3m, nặng 3 tấn. Qua bao thăng trầm biến động, phần lớn các di ảnh, hành trạng của hầu hết các vị khai tổ của chùa chỉ còn được lưu truyền qua trí nhớ của các đệ tử.

Không có nhận xét nào: