Theo Vietnamnet
Là vùng châu thổ rộng thứ 3 trên thế giới, cứ vào vụ thu
hoạch lúa, ở các tỉnh ĐBSCL cần tới khoảng 1,8 triệu nhân công cắt lúa trong
vòng hơn 2 tháng ròng. Lực lượng nhân công này gọi là dân “cắt lúa đứng”.
Còn một lực lượng cũng rất hùng hậu “ăn theo”, cung cấp dịch
vụ mại dâm gọi là dân “cắt lúa nằm”.
Dân “cắt lúa nằm” hoạt động đi theo những vựa lúa khổng lồ
từ Đồng Tháp Mười đến tứ giác Long Xuyên….
Đêm vui với thợ “cắt lúa nằm”
Theo chân những người thợ cắt lúa, tôi có dịp trở lại vùng
Đồng Tháp Mười rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa vào mùa thu hoạch chín vàng rực như
thúc giục cắt liền.
Chủ ruộng là anh Tư Be ở xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười
tỉnh Đồng Tháp hồ hởi: “Mấy anh tranh thủ cắt lẹ giùm nghen, lúa chín dữ
lắm rồi. Cắt xong tui còn xuống giống vụ tới!”.
Thấy cánh thợ cắt toàn đàn ông, chủ ruộng nháy mắt cười: “Làm
đi, chiều nhậu lai rai nghe. Tối đi tìm đám “cắt lúa nằm”, zui lắm!”. Toàn, thợ cắt, quê Bến Tre tỏ ra sành sỏi: “Mùa cắt nào
dân “cắt lúa đứng” tụi tui bỏ qua tụi “cắt lúa nằm đâu”…
Đêm hôm đó, lai rai hết lít rượu đế, theo cánh thợ, chúng
tôi đi tìm mấy em “cắt lúa nằm”. Nhờ ánh trăng mờ mờ, đi qua mấy đám ruộng, một
túp lều nhỏ hiện ra. Từ xa đã nghe tiếng phụ nữ chí chóe vọng lại khiến đám đàn
ông bước nhanh hơn. Một em chạy ra đon đả: “Trời, sao giờ này mới tới,
chắc lo nhậu chứ gì? Tưởng quên em luôn rồi chớ!”. Một cô chạy tới ôm lấy Toàn: “Sao hổng nhắn tin hay gọi
cho em? Nhớ anh muốn chết luôn nè. Bắt đền em đi!”.
Hóa ra anh chàng Toàn và cánh thợ cắt đã quen với mấy cô
“cắt lúa nằm” này từ mùa cắt lúa trước nên họ gặp nhau mừng vui vô kể. Toàn rút trong túi ra chai rượu và mấy con khô cá sặc đem
theo tuyên bố:“Trước khi “tình thương mến thương” tui mình làm hết chai này cho
sung nghen!”, tiếng cười ha hả cất lên nhộn nhạo cả cánh đồng.
Một cô tên Lụa “kể tội” Toàn: “Mùa cắt trước anh và con
Lài làm gì dữ vậy đến nỗi sáng ra cắt lúa phải tay, suýt cụt mất một ngón vậy?”.
Toàn: “Thì “vui” quá phải chịu chứ sao! Dân Hai lúa tụi anh đã chơi là
chơi hết mình. Đêm nay tiếp tục à nghen!”.
Rượu vào, lời ra rôm rả như tri kỷ lâu ngày gặp lại. Bình,
anh thợ cắt trong nhóm tưởng ít nói, giờ trổ tài: “Mấy tháng trước chia
tay, anh dặn đi “làm ăn” phải chừa phần cho anh em có nghe không, để anh “kiểm
tra” lại xem!”, nói tới đây Bình quơ tay ôm cô gái ngồi gần tên Hạnh, cô gái la
oai oái: “Có mà, có mà…”.
Tôi ngồi sượng trân, không biết nói gì góp vui đành im lặng.
Một cô phát hiện ra, la lên: “Anh này ở đâu mà lạ quá ta!” rồi rót
rượu đầy ly đưa cho tôi: “Đến đây không hát thì hò; Đâu phải con cò ngóng
cổ mà nghe! Zô 1 ly cho vui đi anh Hai!”.
Một cô khác “dọa”: “Hổng uống lát nữa tụi này không đứa
nào “tình thương mến thương” với anh à nghe!”…
Giọt rượu cuối cùng vừa hết cũng là lúc bắt đầu màn “tình
thương mến thương” giữa cánh đồng thơm lừng mùi lúa chín.
Giờ thì chẳng ai nói với ai lời nào, từng cặp, từng cặp...
Trăng thượng tuần lấp ló khi mờ khi tỏ làm cho cảnh vật giữa đồng đêm nay lạ kỳ
khó tả với người đầu tiên qua đêm giữa đồng lúa lớn nhất vùng Đông Nam Á này
như tôi…
Thật không thể tưởng tượng nổi trên đời lại có cái cảnh
“tình thương mến thương” kiểu này, rất “sinh thái” với thiên nhiên, có trời
mây, có trăng, có gió chạy trên ngọn lúa rì rào…
OK ra tận cánh đồng cùng thợ gặt |
Chuyện xưa và nay ở Đồng Tháp Mười
Lão nông cố cựu tên Tám Bưng đến Đồng Tháp Mười khi còn là
chàng thanh niên tuổi mười tám đôi mươi cười sằng sặc khi tôi kể lại chuyện
“cái đêm hôm ấy hôm gì”.
Ông bảo: “Chú chưa nghe nói “khách sạn ngàn sao” ở vùng
này hay sao mà ngạc nhiên? Chú đã trải qua “khách sạn ngàn sao” rồi đấy. Ba cái
vụ này có từ thời xưa lắm chú ơi. Mấy chục năm nay đàn ông xứ này đi ra ngủ
canh ruộng ban đêm luôn bị vợ đi theo là vì sợ tụi “cắt lúa nằm” lấy hết lúa là
vậy đó!”.
Theo lời lão nông Tám Bưng, gần 30 năm trước có chuyện ‘tiêu
cực” lạ đời xảy ra ở nông trường Bông Trang ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp. Nông Trường đã giải thể từ lâu, nhưng cái tên Bông Trang vẫn
còn vì vụ này. Số là, có anh đội trưởng đội sản xuất mê mệt một em “cắt lúa
nằm” quê từ Bến Tre, da trắng, thân hình bốc lửa lên đây “cắt lúa nằm”.
Anh chàng này gan hết chỗ nói, hết mùa lúa vẫn giữ cô này
lại “làm của riêng” “xài” một mình, trả bằng “lúa non”. Cô gái xinh đẹp không
biết chữ nên mỗi khi “tình thương mến thương” xong thì thắt một nút vào cọng
dây thừng làm dấu.
Đến mùa nông trường thu hoạch lúa, cô ta cứ đếm nút trên
cọng dây thừng để được “thanh toán”, mỗi nút là một giạ (1 giạ bằng 20 kg)! Năm
đó vì cô ta “cắt” liên vụ nên cọng dây thừng được trên 100 nút, tức trên 100
giạ lúa, tương đương trên 2 tấn lúa!
Thanh toán xong cô ta thuê chiếc xe trâu vào nông trường chở
lúa ra đi bán để lấy tiền hồi hương thì bị bảo vệ nông trường phát hiện, giữ
lại vì nghi là ăn cắp!
Cô gái “cắt lúa nằm” hồn nhiên khai tuốt tuồn tuột nguồn gốc
số lúa này. Thế là anh chàng đội trưởng bị lộ, bị xử lý kỷ luật, tiếng tăm vang
lừng!
“Thực tình mà nói, dân “cắt lúa nằm” rất có lợi cho các chủ
ruộng!”, lão nông Tám Bưng bộc bạch. Vì ở miền này thu hoạch đông ken (tức thu
hoạch rộ cùng lúc) nên thiếu hụt công cắt lúa. Vùng nào có nhiều dân “cắt lúa
nằm” tụ về thì dễ có thợ cắt đến làm.
Riết rồi như ngày hội, “đến hẹn lại lên”, cứ vào mùa cắt là
đôi bên lại về. Xong mùa cắt mạnh ai nấy đi. Vậy mà cũng có những kỷ niệm rất
vui. Đó là chuyện một anh thợ cắt kết với em “cắt lúa nằm”, nên vợ nên chồng,
như trong tiểu thuyết vậy!
Tuy nhiên, các bà vợ của những ông chủ ruộng thì không hẳn
chỉ vui, mà rất lo lắng chồng mình “sa” vào mấy em “cắt lúa nằm”!
Các em “cắt lúa nằm” không chỉ phục vụ dân “cắt lúa đứng” mà
còn rất sẵn sàng với các ông chủ ruộng! Bởi chủ ruộng thì lúa mới nhiều, mới
đòi giá cao và xin “boa” thêm vài giạ khi thanh toán.
Ở xã Tân Hộ Cơ huyện Hồng Ngự có chuyện dở khóc dở cười. Gần
đến ngày cắt lúa, anh chồng đòi ra ruộng ngủ để canh chừng vì sợ “ăn trộm” lúa.
Ban đầu bà vợ nghe cũng có lý nên không nói gì.
Tuy nhiên, tới lúc thu hoạch xong, chở lúa về, chị vợ thấy
lạ lùng vì có em “mắt xanh mỏ đỏ” cứ chạy theo đòi lúa! Anh chồng quýnh quáng,
ban đầu nói là “thương lái” đòi vì anh đã “lỡ” ứng tiền nhậu với bạn bè.
Chị vợ không vừa vì thương lái đâu có đòi kiểu này nên cuối
cùng…thì bị lộ! May mà Hội phụ nữ ở xã đến gia đình hòa giải. Từ đó trở đi anh
chồng chỉ còn được làm nhiệm vụ xuống giống, rải phân, chăm sóc.
Tới gần vụ thu hoạch đố mà được ra đồng tìm cảnh gió mát
trăng thanh “tình thương mến thương” ngoài luồng nữa.
Cánh đàn ông trong vùng thường kể lại chuyện này khi nhậu
để…rút kinh nghiệm, có làm gì thì phải giải quyết rốt ráo, không sơ suất để bị
lộ như anh kia!
Duy Chiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét