Trang

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Kiếp thợ hồ.

Mấy bữa nay mưa quá trời, đã bắt đầu vào mùa mưa hay sao ý. Nghe ba phàn nàn trời mưa nên công việc bên công ty ba chẳng làm được gì, ba nói mấy ông công nhân mưa không làm được chỉ có nước chui vào lán ở công trường đánh bài, tán dóc còn không thì nhậu nhẹt lè phè suốt ngày. Nhiều ông còn nổi hứng đọc thơ rằng: "Trời mưa ướt lá cao su. Ướt l... dân cạo. Ướt c... thợ hồ ", dân cạo đây ý nói công nhân cạo mủ cao su, trời mưa thợ cạo mủ cao su cung nghỉ cạo. Đời làm thợ hồ thiệt khổ, nay đây mai đó lang bạt khắp nơi, cứ xong công trình thì lại bái bai bà con em đi chẳng mấy ngậm ngùi nuối tiếc, thi thoảng mới có đồng chí ca bài ca con cá của Trần Tiến: "Cầu xây xong đã lâu không có người về đưa dâu... "
Ngày nay cái nghề thợ hồ là cái nghề chuyên làm đẹp cho đời mà  đời chẳng coi trọng gì mấy. Mấy cái nghề khác cũng làm đẹp cho đời cho người thì được người đời tôn trọng lắm. Ví như cái nghề trang điểm thì được người ta kêu rất oách là make up, mấy bà quét rác thì đựơc gọi là chị lao công, mỹ miều hơn được gọi là nhân viên đánh bóng mặt đường. Còn mấy cha chụp ảnh thậm chí là chụp ảnh dạo cũng được gọi là phó nháy hoặc nhiếp ảnh gia, cao cấp hơn nữa thì có nhà quay phim, ông đạo diễn .... Nhưng nói chung thì ít khi người ta dùng từ thằng để chỉ một một người đang hành cái nghề nào đó. Vậy mà đối với cái nghề thợ hồ thì đó là chuyện bình thường,  trong mọi cuộc đàm luận trà dư  tửu hậu từ nhà hàng khách sạn đến đầu đường xó chợ người ta cứ gọi mấy doanh nghiệp thi công  hay mấy ông chủ thầu là mấy thằng thầu (chẳng hạn: mấy thằng thầu này nó giỏi lắm, kinh lắm, nó ăn như xiếc, nó ăn được cả xi măng, sắt thép... Kinh), còn mấy cha thợ hồ, phụ hồ thì được gọi là mấy thằng thợ hồ hoặc mấy thằng phụ hồ (vd: mấy thằng thợ hồ này ba trợn lắm, ẩu lắm ...). Chán cho một cái nghề!.
Có lẽ người đời có cái nhìn quá phiến diện, lúc nào cũng nghĩ những người làm nghề xây dựng như những bọn cướp đường, tại sao vậy? Thực tế cái nghề này hiện nay rất lạ bởi ai cũng có thể hành nghề được chẳng cần được đào tạo hay học hành bài bản. Từ ông kỹ sư cho đến anh học  chưa hết lớp  một cứ làm tuồn tuột, không làm nhà lớn thì làm nhà nhỏ, không làm được công trình nhỏ thì nhận công trình nhỏ hơn như làm chuồng heo chuồng gà, cầu tiêu hố xí.  Một lẽ đương nhiên là người ta vẫn chấp nhận chuyện ấy. Thậm chí có người không còn biết làm nghề ngỗng gì  khác nữa thế là chuyển sang làm phụ hồ , phụ chán rồi lên thợ, thợ được vài năm lại thành thằng thầu lại nhận công trình lớn nhỏ như thường, nhận được công trình là bắt đầu nổ, chém gió khắp nơi thế là lại nhận được công trình to hơn, cao hơn, cao cao mãi ...  rồi có ngày đổ nghe cái sầm. Theo Ba chính những đặc điểm này nên cái nghề xây dựng không được tôn trọng đúng mức. Cũng may là xã hội càng phát triển thì lại càng cần đến cái nghề này, và càng cần thì lại là cơ hội  cho mấy thằng thầu có việc làm và đẻ ra nhiều thằng thầu hơn nữa, mà đã là thằng thì nó lại ăn, ẩu, ba trợn, nổ và chém gió... thế là lại bị người đời coi khinh tợn hơn. Hết thuốc chữa.
Hai Khánh, 17/5/2011.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

he he... Sao mà giống kiếp ca ve quá hè