Trang

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Khúc Thụy Du

Du Tử Lê
 
Khi biến cố Tết Mậu Thân, 1968 xẩy ra, đó cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên trường Dược, ở Saigòn khởi đầu.

Đầu tháng 3-1968, tôi bị chỉ định đi làm phóng sự một tiểu đoàn TQLC đang giải tỏa khu Ngã Tư Bảy Hiền.

Lúc đó, cả thành phố Saigòn vẫn còn giới nghiêm. Trên đường đi, từ cục TLC ở đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Saigòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác chết không toàn thây, bị cháy nám; rất khó nhận biết những xác chết là dân chúng, binh sĩ hay bộ đội CS.

Khi tới gần khu ngã tư Bảy Hiền, dù không muốn nhìn, tôi vẫn thấy rất nhiều mảnh thịt người vương vãi hai bên đường. Có cả những cánh tay văng, vướng trên giây điện…Rất nhiều căn nhà trúng bị bom, đạn. Đổ nát. Tôi cũng thấy những con chó vô chủ gậm chân, tay xương người bên lề đường… Tất cả những hình ảnh ghê rợn này đập vào mắt tôi, cùng mùi hôi thối tẩm, loang trong không khí.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Thư Bố gửi con sắp thi vào Đại Học

Sưu tầm
 
Con trai yêu quý!
Hôm trước con có hỏi bố về định hướng nghề nghiệp – ừ, vì con sắp phải bước vào cuộc thi chọi đầy khí thế để chen chân vào giảng đường đại học đặng sau này vợ chồng rau cháo nuôi nhau. Bố bận quá, con ạ, công việc ngập đến rốn, cấp dưới độn, cấp trên đần, nên đến hôm nay bố mới trả lời con được. Vậy con hãy đọc đây mấy dòng tu huýt của bố – tất nhiên ý bố là “tâm huyết”. Con hãy đọc đây tấm lòng của một kẻ bố yêu con .
 Trước hết, con có bảo bố rằng con mộng làm giáo viên? À, con ạ, đó là một giấc ác mộng đẹp, vì nghề giáo là một nghề cao quý. Đến bây giờ đầu năm thứ tóc, xung quanh bờm xơm chính giữa trọc, bố vẫn còn thuộc lòng mấy câu thơ:
 “Sáng nào em đến lớp
 Cũng thấy cô đến rồi
 Đáp lời ‘Chào cô ạ’
 Cô mỉm cười thật tươi”
Đọc tiếp nào ...

hot dog

Hai Khánh, 28/5/2011
 
Thông báo: Hiện nay Hai Khánh đang muốn mua một cơ số chó để làm quà tặng cho những nhà có con nít  hay lẳng nhẳng lằng nhằng (như nhà Chị Linh, nhà Cu Nghé ...). Ai có nhu cầu bán hoặc biết chỗ nào bán đề nghị báo giùm tui. Rất chân thành cám ơn và có hậu tạ !
Yêu cầu: Phải biết chăm em bé, giỗ em bé nín khóc, biết hát  ru bé ngủ và dạy em bé tập nói.  Bà con có thể tìm hiểu thêm qua các clip dưới đây:




Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Buổi học cuối

Hai Khánh, 26/5/2011

Hôm nay là buổi học cuối cùng của Hai Khánh ở Trường Mẫu Giáo Hoa Cúc 1, nghĩ tới phải xa trường mà thấy lòng  xốn xang.  Mới đó mà đã ba năm, bao nhiêu kỷ niệm buồn vui ... Nhớ lại những ngày đầu đi học ba phải dắt lên tận lớp, rồi sau đó ba bắt tui tự  vô lớp  trong khi các bạn khác phải có người lớn đi cùng, lúc đầu tui cự nự nhưng sau quen lại thấy thích vì oách hơn bọn bạn suốt ngày nhõng nhẽo kia. Hai năm sau có Út Nhi đi học cùng vui ghê, tui lại được làm người lớn thay ba dắt Út Nhi lên lớp học mỗi buổi sáng. Vậy là năm sau  Út Nhi  phải đi học một mình, thấy thương quá, không biết ai sẽ  dẫn Nhi vào lớp, rồi những lúc ba đến đón trễ ai sẽ chơi với Nhi ta...
Năm ngoái cũng những ngày này các anh chị lớp trên ra trường Hai Khánh tui ở trong đội văn nghệ lên biểu diễn tại buổi chia tay, chỉ lên nhảy nhót lăng quăng một vài bài và cũng chẳng quan tâm mấy đến các anh chị lớp trên nghĩ gì, thật buồn cười vì không hiểu sao mình lại vô tư thế. Năm nay cô kêu vô đội văn nghệ nhưng tui không đi. Cô bắt phải đi thế là tui đi nhưng khi xuống đến phòng tập thì tui khóc rưng rức  nên cô đành trả về lớp. Thực ra tui chỉ muốn cảm nhận thực sự buổi lễ ra trường của tụi tui, khoảnh khắc không thể quên trong đời, thế thôi. 
Sáng nay ba hỏi tui vui hay buồn nhưng tui chẳng thể trả lời được. Tui hỏi ngược lại, ngày trước ba vui hay buồn. Ba cười khùng khục nói ba có biết chi mà hỏi. Thấy tui ngạc nhiên nên ba kể hồi trước ba đâu có được học hành gì đâu, lúc nhỏ xíu ba được bà gửi vào lớp mẫu giáo. Nói là lớp học nhưng thực chất là cái nhà kho xây bằng đá ong của hợp tác xã bỏ không được tận dụng làm nơi dạy dỗ con em xã viên. Lớp học nằm sát cái kho thuốc trừ sâu của hợp tác (hình như là thuốc 666) mùa hè thì bốc mùi còn mùa mưa thì rỉ nước thuốc trừ sâu ra hôi không chịu được.
Cô giáo đầu tiên của ba là cô Nữ . Lớp học chỉ có le hoe khoảng hai chục đứa con nít mà cái nhà kho thì rộng mênh mông, lại không có cửa sổ nên nhìn buồn lắm. Xung quanh là tường xây bằng đá ong tróc lở lớp trát lam nham trông như những hình thu quái dị, đến cái ghế ngồi cũng là mấy hòn đá ong được đẽo gọt vuông vức. Cả lớp đứa nào đứa nấy mặt  mày lem nhem do toàn nghịch đất, mũi nước thì chảy lò sò, có đứa còn chảy ra cả tai . Mùa hè gần như  cả lớp bị mụn nhọt, ghẻ lở, sài đẹn nên đám mần hăn  cứ bu vào, vậy nhưng cũng chẳng đứa nào thèm đuổi.   
Ba với thằng bạn hàng xóm gần nhà đi học bữa đực bữa cái vì hồi đó chẳng ai quan tâm con cái đi học mẫu giáo. Có bữa đang học mắc ị quá nhưng lớp học không có nhà vệ sinh, chịu không nổi  ba ra đằng sau lớp núp sau cục đá ong ngồi phẹt ra luôn. Sướng. Nhưng sướng xong thì lại thấy sợ quá vì ai lại đi học mà ị trong lớp nên rủ thằng bạn trốn học về luôn. Đó cũng là buổi học mẫu giáo cuối cùng của ba, sau đó vài tháng ba được gửi vào nam ở với bà Bảy. Ở với bà Bảy cũng chẳng được đi học mẫu giáo mà bà tự dạy luôn, nói là dạy nhưng chỉ được học chữ chẳng có múa hát, đọc truyện, tô màu gì cả.
Ở miền nam được ba năm lại chuyển về Hà Tiện, lúc đó ba đã đọc thông viết thạo làm được cả toán rồi nên cũng chẳng phải học vở lòng. Thế là hết quãng đời đại học mẫu giáo. Đúng là lãng nhách,  trừ buổi học cuối cùng là đáng nhớ./.

Thông báo: 8giờ, Thứ hai  30/5/2011, Trường MG Hoa cúc 1 sẽ làm lễ bế giảng năm học 2010-2011 và làm lễ ra trường cho lớp Lá. Kính mời bà con đến tham dự!.

Dưới đây là hình ảnh lễ bế giảng năm ngoái (2010) bà con coi tạm hây:


Út Nhi và các bạn cùng lớp chuẩn bị vào dự lễ
Hai Khánh trong đội văn nghệ của trường

Nhảy cũng sành điệu đó chứ hậy !

Nhìn xuống dưới thấy hơi mắc cỡ . hehe...

Cùng MC nói lời tạm biệt anh chị lớp Lá

Vinh dự lên bục nhận phần thưởng

Út Nhi được cô Thảo ôm chia tay nghỉ hè

Hai Khánh & Út Nhi chụp hình kỷ niệm nhận giấy khen




Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Hôi của và Lòng tin

Sáng nay lang thang mạng đọc được bài viết này thấy buồn buồn. Click thêm mấy lần chuột thì có nguyên một seri các tin có liên quan, mấy cái tin này cũng lâu lâu rồi nhưng tui chẳng biết gì cả. 
Càng đọc càng thấy kỳ cục kẹo kéo, đặc biệt là cái tin xe chở bia đổ ra đường ở cầu Bến Thủy (mà lại phía bờ Hà Tiện nhé). Chắc bà con Hà Tiện ở vùng này được bữa bia miễn phí khà khà... đúng là không hổ danh dân Hà Tiện (theo suy đoán của tui thôi: không lẽ bà con bên Nghệ An chạy sang đây lụm về ah?). Bà con nào lụm được mà chưa uống nhớ cho tui ké một hớp coi cái mùi vị của "bia hôi của" ra răng hi. 
Tiện đây tui post hai trong số seri các bài có liên quan đăng trên SGTT để bà con đọc chơi và ngẫm hi.

Đọc tiếp nào ...

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Hoa Cứt lợn

Hai Khánh, 23/5/2011

Trước nhà tui có đám đất trống  bỏ hoang của đại gia nào không rõ, đám đất bạc tỷ nhưng để cây dại mọc um tùm. Thỉnh thoảng tui  ra đó tè bậy và thường để ý có một loại cây có bông màu trắng lá xanh rì và gần như thống trị cả bãi đất. Ba biểu ở Hà Tiện (ba hay gọi  vậy thay cho Hà Tịnh  hoặc Hà Tĩnh) gọi là cây cứt lợn, còn ở trong này thì không biết. Nghe mà ớn.
Ba kể ở "Hà Tiện mình ơi " cây cứt lợn được coi như là một cây thuốc chữa bá bệnh như: đau bụng, cảm sốt, mụn nhọt, đứt tay, chảy máu các loại... . Ngày trước thuốc tây còn hiếm nên mỗi lần bị bệnh là ông nội kêu ba đi kiếm lá cứt lợn về làm thuốc chữa. Bệnh gì cũng kêu ba đi hái lá cứt lợn nên ba hay gọi lá cứt lợn là "xuyên tâm liên" một loại thuốc dạng viên ở thời đó.  Không rõ thành phần loại thuốc này như thế nào nhưng hễ có bệnh là ông  cho uống tuốt, nặng thì uống nhiều, nhẹ thì uống ít chẳng có liều lượng gì cả. Lúc nào hết thuốc xuyên tâm liên mà sợ đau không muốn tiêm thì đành phải uống nước cây cứt lợn, vừa đắng vừa hôi chẳng khác gì ... cứt heo.
Mùa hè mấy thằng bạn của ba thỉnh thoảng phải đi bít cây cứt lợn về bỏ thành đống rồi lấy cứt lợn thật phủ một lớp thật kín bên ngoài, đợi một thời gian cây cứt lợn phân hủy thế là thành phân cứt lợn chính hiệu. Loại phân giả này giống đến độ không thể phân biệt được đâu là giả đâu là thiệt kể cả từ màu sắc đến mùi ngoại trừ ...vị  (vì chưa ai nếm thử). Nghe nói có cả đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về việc này nhưng sau đó báo cáo khoa học bị chìm vào quên lãng do các nhà khoa học không chứng minh được sự khác biệt giữa phân thật và phân giả.
Cũng chẳng sao vì người dân vẫn thực hiện theo cách làm dân gian. Có dạo phong trào lên cao đến nỗi người người đi lấy cây cứt lợn, nhà nhà làm phân cứt lợn giả thế là cây cứt lợn có nguy cơ tuyệt chủng (tính riêng ở Hà Tiện thôi). Người ta đành mày mò thử nghiệm sang một số loại cây khác thay thế như cây chu me... nhưng về độ giống và chất lượng thì không bằng. Cây cứt lợn thì gần tuyệt chủng, thử loại cây khác thì không xong trong khi những loại phân bón  sản xuất theo kiểu công nghiệp tràn về vùng quê như sừng trâu, đầu lợn, mào gà.... thành ra chẳng còn ai làm phân cứt lợn giả nữa. Mà ngày nay nếu có ai làm theo kiểu đó thì chắc bị sờ gáy vì cái tội làm hàng giả, hàng nhái rồi. 
Cây cứt lợn đã phát triển trở lại do không còn bị tàn phá như thời giả phân lợn. Ngoài hình ảnh quen thuộc là cây thuốc  trị bách bệnh thỉnh thoảng nó cũng được đưa vào văn thơ hiện đại mà chẳng hề kém cạnh các loài nổi tiếng như  hồng-cúc-trúc-mai. Thậm chí vừa rồi có nhiều nhà nghiên cứu cả bên văn hóa lẫn khoa học đã đề xuất lên bộ Văn hóa  chọn hoa cứt lợn làm quốc hoa vì nó có nhiều công dụng và ý nghĩa về văn hóa và tính nhân văn. Họ cho rằng cứt lợn còn gần gụi với con người Việt nam hơn cả sen, sức sống hơn cả tre, tinh khiết hơn cả nhài, thân và lá nó có thể làm phân bón cho lúa nên nó còn hơn cả bông lúa... Nói chung  người ta cho rằng hoa cứt lợn hội đủ mọi yếu tố để thành quốc hoa của Việt Nam. Đặc biệt là mùi hương khai khai nồng kiểu cứt lợn đặc trưng rất quen thuộc và phù hợp với đặc tính văn hóa của tám mươi phần trăm dân số nước ta. 
Tui nghĩ nếu được chọn là quốc hoa thiệt chắc bà con Hà Tiện của ba sẽ rất chi là sung sướng và tự hào vì họ là những người đầu tiên nghiên cứu và  áp dụng cây cứt lợn  thành công vào nông nghiệp hóa nông thôn. Bà con Hà Tiện ráng chờ kết quả từ Bộ Văn hóa nhé.

Bài đọc thêm: Dưới đây là một bài văn tiêu biểu nói về cây cứt lợn mà Hai Khánh sưu tầm được. Bà con đọc xong cho điểm  và phê giùm luôn nghe.



2 đô-la và 1 giờ

Sưu tầm.

2 ĐÔ LA VÀ MỘT GIỜ
 
Một người cha đi làm về rất muộn, mệt mỏi và bực bội sau một ngày bận rộn ở cơ quan. Ông vừa về đến nhà, đứa con trai năm tuổi đã ngồi chờ từ lúc nào và hỏi:

- Bố ơi, con hỏi bố một câu được không?

- Được chứ, con hỏi gì - Ông bố đáp.

- Bố ơi, bố làm được bao nhiêu tiền một tiếng đồng hồ?

- Đó không phải là việc của con. Mà tại sao con lại hỏi một việc như thế hả ? - Ông bố hết kiên nhẫn.

- Con muốn biết mà - đứa con nài nỉ.

- Nếu con cứ khăng khăng đòi biết, thì bố sẽ nói. Bố làm được hai đôla một giờ đồng hồ.

- Ôi - đứa bé rụt rè hỏi - bố cho con vay một đôla được không?

Ông bố rất bực mình:

- Nếu lý do duy nhất con muốn biết bố làm được bao nhiêu tiền chỉ là để vay mà mua mấy thứ đồ chơi vớ vẩn, thế thì mời con đi ngay vào phòng mình và ngủ đi. Hãy nghĩ xem tại sao con lại ích kỷ đến thế! Bố làm việc vất vả cả ngày, và không có thời gian cho những chuyện ấy đâu!

Đứa bé đi vào phòng đóng cửa. Ông bố ngồi xuống càng nghĩ càng cáu. Tại sao đứa con lại dám hỏi mình một câu như thế chứ?

Một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, ông bố nghĩ có thể đứa con rất cần tiền để mua một thứ gì đó, và nghĩ rằng mình đã quá nghiêm khắc với nó. Ông đi vào phòng con:

- Con ngủ chưa?

- Chưa ạ, con còn thức! - cậu bé nằm trên giường đáp.

- Bố suy nghĩ rồi, có thể bố đã quá nghiêm khắc. Đây là một đôla cho con.

Cậu bé cầm lấy rồi thò tay xuống dưới gối, lôi ra thêm mấy tờ tiền lẻ nữa.

Ông bố thấy con có tiền từ trước lại cáu. Khi đứa con xếp thành một xếp tiền ngay ngắn, ông bố càu nhàu:

- Tại sao con lại vay thêm tiền khi con đã có rồi?

- Vì con chưa có đủ ạ! - Bỗng đứa trẻ ngẩng lên vui sướng - Bây giờ thì con có đủ rồi! Bố ơi, đây là hai đô la, con có thể mua một giờ trong thời gian của bố không?


HOA HỒNG TẶNG MẸ

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.

- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.

Anh mỉm cười và nói với nó:

- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.

Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.


"CON YÊU MẸ"


Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đăng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.

Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!

Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!

Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Hai Khánh lên đai vàng Teawondo

 Út Nhi, ngày 20/5/2011.
 
Tối qua là Hai Khánh đã lên đai vàng Teawondo thật là vui vì cuối cùng trời cũng không phụ lòng anh Hai. Cố gắng lên nữa nhé anh Hai yêu quý của tui.
Được vẻ vang như ngày hôm nay chắc anh Hai phải cảm ơn ba nhiều. Để chuẩn bị cho Hai Khánh đi học ba phải lao tâm khổ tứ, trằn trọc suy tư lăn qua lộn lại không biết bao đêm. Ba đi hỏi khắp nơi, tìm đọc nhiều tài liệu viết về các môn võ thuật hiện đang dạy tại vùng này rồi đi  đến các võ đường để tận mắt xem xét cách người ta dạy nhằm chọn cho anh Hai một môn võ phù hợp nhất. Chọn được môn Teawondo rồi không phải đã xong chuyện vì việc chọn là việc của ba còn Hai Khánh chưa chắc đã thích. Vậy là cứ chiều chiều ba đưa hai anh em đi đến các lớp dạy võ để cho tụi tui xem. Khổ thân ba vì tụi tui đâu có coi gì mấy đứa đang đấm đá kia đâu mà toàn dòm bọn con nít đang chơi đu quay, lái xe điện, chơi cầu tuột ... ở khu vui chơi kế bên. Ba không bỏ cuộc. Ba bắt anh Hai ngồi quay lưng lại xem thầy dạy rồi giảng giải từng chút về các thế võ (chắc ba tự bịa ra cho Khánh thích chứ  ba làm gì biết). Coi riết rồi anh Hai cũng chịu môn Teawondo không phải nó hay hơn các môn khác mà chỉ vì cái lớp này nó vui, toàn đám choai choai bằng tuổi anh. 
Ở môn Teawondo không được phép gọi  người dạy là sư phụ mà chỉ được gọi là thầy, cách xưng hô này có vẻ dân giã hơn và hiện đại hơn. Thầy dạy ở lớp đó cũng hiền và rất quý đám nhỏ. Ngày đầu tiên nhập môn anh Hai được chính tay thầy thắt đai cho, không biết đây có phải là nghi lễ của môn này không nhưng hình ảnh đó làm ba và tui đứng ngoài cảm thấy thật xúc động. Anh Hai đứng bẽn lẽn còn thầy thì ngồi xuống vừa thắt đai vừa dặn dò gì đó có vẻ rất chân tình. Anh Hai đi học được mấy buổi thì Hải Phong và Trung An cũng đòi đi học theo thế là cả ba anh em cùng học chung lớp, rất vui./.

Bà con coi hình Hai Khánh đang tí ta tí tửng ngày đầu lên đai nhé:








Bài đọc thêm:
Bà con tham khảo thêm về môn Teawondo để hiểu hơn về môn võ này nhé. Bài này là một trong những bài ba đã  đọc trước khi chọn môn Teawondo cho Hai Khánh.

Trích bài Phỏng vấn võ sư  Đặng Kỳ Thụy  (đăng trên daichung.com)
TẠI SAO TẬP THÁI CỰC ĐẠO?
Cuộc phỏng vấn võ sư  Đặng Kỳ Thụy vẫn tiếp tục. Chúng tôi đặt câu hỏi:
TD.- Tại sao lại gọi ông trung tướng Choi Hong Hi là “cha đẻ” của môn võ Thái Cực Đạo ? Như vậy, có phải môn võ này mới ra đời ?...
KT.- Không hẳn như vậy.Nơi đây mà nói về lịch sử võ thuật ở Á Đông, nhất là tại các nước thuộc nhóm văn hoá “cầm đuã” cùng một nguồn gốc gồm: Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam...thì dài dòng và phức tạp lắm, dễ gây nên nhiều tranh luận không cùng. 
Bởi chính ngay các nhân vật cao cấp trong ngành văn hoá của chính quyền, cũng như các vị võ sư đại trưởng lão của các võ phái đương thời tại các nước ấy vẫn không ai chịu chấp nhận một nguyên lý nào khác với nhận định chủ quan của mình. Đến bây giờ vẫn còn có nhiều người thường cho môn võ KongFu của Tàu là lâu đời nhất, đã có hàng  mấy ngàn năm trước, và là thủy tổ của các võ phái khác như Không Thủ Đạo (Karaté) và Thái Cực Đạo (Teakwon Do) v.v...
Theo lời ba tôi kể lại, khỏang năm 1959, sau khi đã hướng dẫn phái đoàn TCĐ Đại Hàn đến VN biểu diễn theo lời mời của tổng thống Ngô Đình Diệm, trên đường về tướng Choi và phái đoàn đã đáp xuống Đài Bắc, theo lời mời của chánh phủ Đài Loan, để biểu diễn cho các tướng lãnh trong quân đội Đài Loan xem. Ngay giây phút mới gặp gỡ đầu tiên tại phòng khách danh dự tại phi trường Đài Bắc, tướng Vũ tổng tư lệnh quân đội Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan , đã vô tình (hay cố ý?) nói một câu làm cho tướng Choi phật lòng.
Tướng Vũ nói đại khái: ”Từ mấy ngàn năm trước, lịch sử đã chứng minh dân tộc Trung Hoa và dân tộc Triều Tiên vốn là hai anh em, cùng một nguồn gốc. Và có lẽ môn võ Teakwon Do đã từ Trung Quốc du nhập vào Triều Tiên từ thời nhà Tiền Hán, trước kỷ nguyên Tây lịch...”
Lập tức tướng Choi đã đính chính ngay: “Vâng, xuyên qua lịch sử, hai dân tộc Trung Hoa và Triều Tiên vốn là hai dân tộc anh em. Nhưng riêng về môn võ thuật Teakwon Do thì không phải vậy. Môn Teakwon Do không hề có từ thời Tiền Hán, trước Thiên Chuá. Môn võ này đã do chính tôi khai sáng ra  từ năm 1955!...”
Đến năm 1977, khi tướng Choi biết tin ba tôi lúc bấy giờ đã đến tị nạn tại Đan Quốc, ông đã từ Canada bay sang thăm gia đình tôi, và trong dịp này, qua những câu chuyện hàn huyên của hai người bạn cũ, tôi nghe lóm , được biết tường tận hơn về nguồn gốc và công lao gây dựng môn võ này của tướng Choi. Nay xin chia xẻ lại với anh và độc giả báo Đại Chúng như sau:

TAEKWON DO LÀ GÌ? CÓ LIÊN HỆ VỚI  VÕ TÀU KUNG FU KHÔNG ?
Mặc dù hàng ngàn năm trước, tại Triều Tiên , cũng như tại Trung Quốc, người xưa của mỗi nước cũng đã sáng chế ra võ thuật để tự vệ và phòng thân. Nhưng tất cả đều còn trong dạng thái rất thô sơ, nhất là phương pháp huấn luyện không có tính cách khoa học, thiếu mạch lạc, và nhiều động tác tay chân (quyền cước) còn rườm rà, luộm thuộm. Về sau, thấy thế trung tướng Choi Hong Hi đã bỏ ra rất nhiều công phu để nghiên cứu lại môn võ cổ truyền ấy của dân tộc.
Ông sắp xếp lại các thế, tấn , các đường quyền cước cho thật giản dị, gọn gàng và mạch lạc, giúp cho các thế võ phối hợp nhịp nhàng tạo thành các đường quyền cước có khả năng công thủ biến chuyển linh động, nhanh chóng và hiệu nghiệm. [nên biết 3 yếu tố chính để đem đến hiệu qủa của các đòn quyền, cước là: thật nhanh, thật mạnh và chính xác].
Ngoài ra ông còn nghiên cứu cả về khoa cơ thể học, và khoa dưỡng sinh, nhắm mục đích phối hợp thích nghi vào các thế võ, và các bài quyền cước.
Song song với những cải tiến về kỹ thuật , tướng Choi còn sắp xếp lại cả hệ thống đẳng cấp của môn võ TCĐ. Ông đã phân chia các trình độ huấn tập và qui định đẳng cấp của môn võ TCĐ chẳng khác nào như hệ thống đẳng cấp của quân đội. Các võ sinh đai màu, từ màu trắng lên đến màu đỏ (hay nâu) giống như hàng hạ sĩ quan và binh sĩ. Nếu một người tân binh quân dịch mới nhập ngũ được xếp hạng binh nhì lính mới tò te, thì trong hệ thống TCĐ đó là người võ sinh mới thụ huấn , mang đai trắng, ngụ ý: “chưa có kinh nghiệm,chưa biết gì”.
Sau đó , theo thời gian và chiếu theo quá trình huấn tập, võ sinh đai trắng bắt đầu đổi màu đai vàng (tức đã thấm nhuần, chẳng khác nào như mảnh đất đã được ươm hạt giống rồi). Kế đến là đai màu lục , xanh lá cây, hay xanh màu mạ non (ý chỉ hạt giống đã gieo khi xưa, nay đã bắt đầu mọc mầm, đâm chồi nẩy lộc). Khi cây mạ đã gìa, đã trở nên cây luá thì màu lá luá trở thành xanh đậm, giống như người võ sinh mang đai xanh vậy.
Khi nhánh lúa đã già, tức là thời kỳ đã phát triển toàn diện, màu lá luá trở nên vàng ươm, ví chẳng khác người võ sinh đến giai đoan mang đai cam. Nấc thang cuối cùng của giai đoạn hạ sĩ quan, hay võ sinh đai màu là màu đỏ, báo hiệu cho thấy người võ sinh sắp sưả bước vào thời kỳ trưởng thành, có đủ khả năng chiến đấu tự vệ, có đủ đức tính lãnh đạo và huấn luyện thế hệ hậu tiến...
Trong phạm vi đai đen, ví như hàng sĩ quan trong quân đội. Nếu trong hệ thống nhà binh có 3 cấp và mỗi cấp có 3 bực , từ thiếu uý lên tới đại tướng, gồm cả thảy 9 bực, thì trong hệ thống TCĐ , tướng Choi cũng chia ra làm 9 đẳng , từ huyền đai đệ nhất đẳng (tương đương thiếu uý) đến huyền đai đệ cửu đẳng (tương đương đại tướng).
Trong phạm vi huấn luyện, tướng Choi cũng đã nghiên cứu tường tận các thế quyền cước , để cấu thành những bài quyền ngắn gọn, linh động và biến chuyện mạch lạc, tiến từ mức độ đơn giản nhất, với những thế quyền cước thông dụng nhất, đến những bài quyền với những thế quyền cước biến chuyển kỳ aỏ hơn, phức tạp hơn và đòi hỏi  người võ sinh phải biết vận công và dụng lực để phóng ra những đòn quyền cước có chưởng lực mạnh với mức độ thần tốc v.v...
Thậm chí đến mỗi cuộc thi lên đai, từ đai trắng lên đai vàng cho đến các đai đen 5, 7 đẳng v.v... cũng đều được qui định bằng luật lệ rõ ràng. Tuỳ theo từng cấp bực mà ban giám khảo hay viên chánh chủ khảo có quyền đòi hỏi người võ sinh phải biểu diễn những thế võ căn bản từ đơn giản lúc nhập môn cho đến những bài quyền khó khăn rắc rối, rồi tới khả năng giao đấu và khả năng vận lực công phá (ván, hay gạch, ngói) v.v...
Tóm lại, từ chương trình huấn luyện cho đến thi cử, và phương pháp trau dồi khả năng của môn võ TCĐ đều đã được tướng Choi san định một cách hết sức chặt chẽ và hoàn toàn phù hợp với tính cách khoa học của các khoa dưỡng sinh, cơ thể học...Ấy là chưa kể đến phương pháp huấn luyện tinh thần, vận hành sự hô hấp, tập trung ý chí nhắm vào một tiêu điểm độc nhất, và  luôn luôn chủ động trong cuộc giao đấu v.v... 
Bởi thế, kể từ  năm 2000 môn võ TCĐ đã được chọn làm môn thể thao giao đấu trong khuôn khổ Thế Vận Hội (Olympic) .
Với công trạng lớn lao như thế, nếu có ai nghe các giới võ sinh TCĐ khắp nơi trên thế giới đều xưng tụng tướng Choi là “cha đẻ” (The Father of Teakwon Do), thì điều đó cũng không có gì là quá đáng, và theo tôi nghĩ ông rất xứng đáng  được người đời xưng tụng như vậy.
  VẤN ĐỀ CHÍNH DANH.
TD.- Tại sao lại gọi môn võ đó là Thái Cực Đạo ?
KT.- Anh hỏi câu này rất xác đáng. Người VN mình duờng như không có khả năng sửa sai. Cái gì đã cũ rồi, hay đã có ai dùng sai rồi, người sau đều vẫn cứ theo vết chân hiêu nai đó mà tiếp tục, không ai dám khởi xướng lên việc sai lầm để cùng nhau sửa sai. Thí dụ cụ thể là cái tên ”Thái Cực Đạo” của môn võ Teakwon-Do này.
Thực ra phải gọi nó là “Quyền Cước Đạo” hay “Thủ Cước Đạo” mới đúng. Có như thế mới dễ dàng phân biệt với môn võ  Không Thủ Đạo (Karate) của Nhật. Như cái tên này đã nói rõ là môn võ thuật dùng “tay không” (không thủ) để tự vệ. Trong cái tên đó không đề cập gì tới việc dùng chân (cước). Ngược lại, môn Thủ Cước Đạo (Teakwon Do), ngay cái danh xưng của nó đã nói rõ to cho mọi người biết: Đây là môn võ thuật dùng cả tay và chân (quyền và cước) để tự vệ.
Thực sự như vậy, nếu ai đã từng tập Thủ Cước Đạo hay Không Thủ đạo rồi đều nhận ra môn võ Karate dùng cước ít hơn quyền. Ngựơc lại, trong khi đó môn võ Thủ Cước Đạo (Teakwon Do) của Đại Hàn lại đặc biệt chú trọng đến những đòn chân hơn là dùng những đòn tay. Bởi lý do sau đây: Khi giao đấu, mỗi cánh tay và mỗi bắp chân đều trở nên những võ khí lợi hại, công dụng ví như bốn cây gậy. Nhưng đôi chân là hai cây gậy khổng lồ, nặng hơn và khoẻ hơn đôi tay rất nhiều. Một đòn chân (cước) khi phóng ra có sức mạnh gấp 10 lần một đòn tay (quyền). Tuy nhiên, ai cũng biết, đôi tay dễ tập luyện, và khi sử dụng chính xác, nhanh chóng hơn đôi chân. Nhưng , nếu khi đôi chân đã được tinh luyện thuần thục, đã đạt được mức độ nhanh chóng và chính xác như đôi tay thì thực là một thứ võ khí nguy hiểm không lường được. Nếu đối thủ có sức mạnh, thưà khả năng chịu nổi một cú đấm vào mặt, nhưng với một cái đá thần tốc giáng vào giữa mặt thì chỉ có đi nhà thương mà thôi!

KONGFU HAY VÕ THIẾU LÂM ?
Tiện đây, tôi tưởng cũng cần nói thêm chút nữa về hai cái tên KongFu và Thiếu Lâm. Môn võ Tàu này, cả người Tàu lẫn người Tây phương đều nhất trí gọi là KungFu. Như thế chứng tỏ cái hiểu biết của họ chính xác. Trong khi đó, đa số người VN mình khi thì gọi là Kong Fu , khi thì gọi là võ Thiếu Lâm, lung tung không còn phân biệt gì cả. Nên biết Thiếu Lâm chỉ là một tông phái của Kung Fu, như các phái Côn Luân, Võ Đang v.v... Riêng võ phái Thiếu Lâm phát xuất từ Thiếu Lâm Tự đã lâu đời. Nhưng đọc sử Tàu, ta được biết đến khỏang năm 1644 (ngang thời vua Louis XIV lên ngôi ở Pháp), quân Mãn Châu ở Bắc phương , từ xưa vẫn bị coi như là quân man rợ, đã đánh chiếm được Bắc Kinh, lập nên triều đại nhà Thanh, cai trị toàn cõi trung nguyên.
Dân Tàu từ lâu vốn tự hào là Hán tộc, coi khinh các tiểu quốc láng giềng, thảy đều gọi là rợ Hồ (chỉ Ba Tư), rợ Hung Nô (Mông Cổ), Nam Man (chỉ VN) v.v..., nay bị rợ Bắc phiên cai trị thì ức lắm, nên  mới cố gắng tìm cách chống đối và âm mưu lật đổ nhà Thanh.
Vào thế kỷ thứ XVII, ở Trung Quốc các chuà chiền đều là những tụ điểm của các tay võ hiệp giang hồ hảo hán, nuôi mộng “phản Thanh phục Minh”. Vua quan nhà Thanh biết rõ điều đó hơn ai hết, nên đã ra lịnh chiêu mộ các vị tăng sĩ ,võ sĩ quần hùng, đến tỉnh Phúc Kiến, vùng Đông Nam Trung Quốc, để nghiên  cứu và hệ thống hoá thành bài bản các thế võ cổ truyền đặt dưới danh xưng là KongFu, với mục đích dùng để phục vụ nhà Thanh.
Nhưng không ngờ, các vị tăng sĩ, võ sĩ  quần hùng Trung Quốc ấy, khi đã đủ lông đủ cánh rồi, lại dùng thủ đoạn “gậy ông đập lưng ông”, nghĩa là thay vì ủng hộ nhà Thanh thì họ lại kéo nhau đến Bắc Kinh nổi lên gây bạo loạn chống nhà Thanh.
Vua quan nhà Thanh đã thẳng tay đàn áp và quyết định  dùng bạo lực tấn công thẳng vào sào huyệt của quân phiến loạn, thiêu hủy luôn Thiếu Lâm Tự. Đồng thời vua quan nhà Thanh cũng tiêu diệt luôn  tất cả 18 tông phái tôn giáo khác trên toàn cõi Trung Nguyên. Nhưng trong số ấy có 5 tông phái may mắn đã thoát  khỏi bị tiệt diệt. Các vị sư cũng là võ sư  sống sót trong cơn khói lưả cuồng nộ ấy gồm: Thôi Tắc Chung, Phương Đại Hưng, Mã Chiêu Hùng, Vũ Tất, và LýThiết Hội. Về sau tất cả 5 vị ấy đều trở nên 5 vị thủy tổ của các hội kín ở Trung Quốc.
Năm vị sư võ sĩ thoát nạn kể trên đã đến Mỹ Dương, còn có ngoại danh là “phố Liễu” để tị nạn, sống mai danh ẩn tích, nhưng vẫn không ngừng âm thầm hoạt động chống nhà Thanh, và được người dân Trung Quốc gọi là “Ngũ Hổ Tướng”.
Trước tiên Ngũ Hổ tướng quân ấy đã lập nên một hội kín lấy tên là Hồng Môn. Đây là một trò chơi chữ để che mắt quan quân nhà Thanh. Thực ra tên Hồng Môn ngụ ý là “chính phái, chính gia”, ngoài ra chữ Hồng còn là tên của vị hoàng đế cuối cùng của nhà Minh. Như vậy chứng tỏ rõ rệt hội kín này chủ trương tranh đấu để phục hồi đế quyền của nhà Minh, là một triều đại chính thống của Hán tộc. Mặt khác , chữ “Hồng” còn có nghiã nôm na là “Đỏ”.Bởi thế các hội kín  thời bấy giờ ở Trung Quốc đều được gọi là Hồng Bang, và những người cầm đầu Hồng Bang được gọi là  Hồng Đăng Giáo Chủ.
Tiêu ngữ của Hồng Bang là “phản Thanh phục Minh” (chống nhà Thanh, phục hồi nhà Minh). Hình ảnh tiêu biểu của Hồng Bang là một hình tam giác đồng dạng , chính giưã hình tam giác có chữ “HỒNG”, viết bằng Hán tự. Cánh trái hình tam giác là chữ THIÊN (trời), bên phải là chữ ĐỊA (đất ), dưới đáy là chữ NHÂN (người) . Dấu hiệu này trông chẳng khác gì dấu hiệu hội “Tam Điểm” (France Macon) của Tây.
Đến thời vua Khang Hi, nước Tàu đẻ ra thêm nhiều bang, hội kín khác, mà đến nay hãy còn hoạt động trong vòng bất hợp pháp tại các nước Âu Mỹ như: Thanh Liên, Bạch Liên, Hồng Dương, Bát Quái, Thiên Điạ  v.v... Riêng cái Thiên Điạ Hội này , do Hồng Tú Toàn khởi xướng, trong đám có bọn Lưu Vĩnh Phúc (cờ Đen), Hoàng Sùng Anh (cờ Vàng), Lưu Văn Lợi (cờ Trắng)...về sau đã kéo nhau sang VN, dưới thời Tự Đức, đã làm khổ dân ta trăm chiều...
Từ đó một số người VN mới có cơ duyên học võ Tàu, nhưng thay vì gọi là KongFu , thì người mình cứ quen miệng gọi là võ Thiếu Lâm!
Về sau, có thể cũng có nhiều người đã biết sự sai lầm đó, nhưng lạ nhất là chẳng ai buồn sưả sai  hết cả!
 NGUỒN GỐC TAEKWON DO.DU NHẬP VÀO V.N. TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
TD.- Cám ơn anh đã cho biết về danh xưng . Nhưng còn nguồn gốc của môn võ TCĐ, và trường hợp nào môn võ ở một xứ Đại Hàn xa lắc xa lơ đó lại du nhập vào VN, và tự bao giờ?
KT.- Vâng. Thưa anh, khi môn võ Teakwon-Do ra đời ở Đại Hàn thì tôi còn ở một thế giới nào xa xăm lắm, nên tôi không thể biết tường tận được. Nhưng khi ra đời rồi lớn lên, tôi đã được nghe ba tôi kể lại sau nhiều lần được chánh phủ Đại Hàn mời đến tham quan, cũng như trong thời gian ngăn ngủi mấy ngày tướng Choi đã lưu ngụ trong gia đình tôi, nói chuyện tâm tình với ba tôi, nên tôi được biết đại khái như sau, xin thuật lại vắn tắt để anh và độc giả báo Đại Chúng nghe:
Dĩ nhiên môn võ Teakwon Do cũng như  môn KongFu đều là những cóp  nhặt kỹ thuật và kinh nghiệm cổ truyền của người xưa, rồi hệ thống hoá và tối tân hoá nó cho thích dụng với thời đại hiện nay. Trong quá khứ  của lịch sử, ở Đại Hàn cũng đã có nhiều võ phái rải rác .Có người gọi là: Teak Kyun (cố tổng thống Lý Thưà Vãn), có người gọi là Tang Soo, Kong Soo hay Kwon Bub v.v...Nhưng tấ½t cả phương pháp vẫn còn cổ hũ và lề lối không giống nhau. Bởi thế tướng Choi Hong Hi đã phải tốn rất nhiều công sức để hệ thống hoá và khoa học hoá môn võ này và đặt cho nó một cái tên mới là Teakwon Do.
Vào khoảng tháng 6. 1954, sư đoàn BB số 1 rời khỏi đảo Cheju để sát nhập vào quân đoàn 2 đóng đại bản doanh tại Kang Won, một tỉnh thuộc miền Đông của nước Triều Tiên. Đến giưã tháng 9, quân đoàn 2 tổ chức một đại lễ kỷ niệm 4 năm thành lập quân đoàn đồng thời cũng là ngày lễ mừng sư đoàn 29 BB, mới thành lập, vưà được tròn 1 tuổi.
Trong buổi lễ long trọng này sư đoàn 29 BB đảm trách chương trình biểu diễn môn quyền thuật Tang Soo. Từ đầu đến cuối cuộc biểu diễn võ thuật, TT Lý Thưà Vãn chỉ đứng  mà không ngồi xem như thiên hạ, chứng tỏ ông rất chăm chú theo dõi. Nhưng đến phiên võ sư Nam Tea Hee dùng tay không chặt bể một chồng ngói cao, TT Lý mới chỉ vào nắm tay của võ sư Nam mà hỏi trung tướng Choi đang ngồi kế bên một câu đầy vẻ kinh ngạc: “Chỉ có bàn tay trần này không thôi mà đã chặt bể được đống ngói cao như thế à?”
Tướng Choi đáp: “Thưa vâng!”.
Lập tức TT Lý liền quay sang nói to lên cho các vị tướng lãnh khác đang chủ toạ đại lễ cùng nghe thấy: “Đó là võ thuật Teak Kyun. Tôi muốn tất cả binh sĩ trong quân đội của ta phải được tập môn võ này!”
Trước kia, trong quân đội Đại Hàn có nhiều tướng lãnh không muốn cho tướng Choi truyền bá môn võ thuật của ông vaò giới binh sĩ trong đơn vị của họ. Nhưng kể từ khi TT Lý Thưà Vãn đã tuyên bố như trên rồi thì không một vị tướng nào dám cãi lệnh. Nhờ đó tướng Choi mới được dễ dàng phát triển  môn võ của mình. Công việc quan yếu đầu tiên là ông mở ra một trường dạy võ thuật, để đào tạo các võ sư huấn luyện viên. Khi bộ tư lệnh sư đoàn 29 BB dời đến Yong Dae Ri, miền Tây núi Sulrak, tướng Choi ra lịnh cho xây cất ngay một võ đường, và khởi thủy đặt cho nó  cái tên là Oh Do Kwan, và trao trách nhiệm điều hành cho võ sư Nam Tae Hee.
Trong buổi trình diễn võ thuật Tang Soo, tổång thống Lý đã gọi nó là: Teak Kyun. Nhưng tướng Choi nhận thấy kỹ thuật của môn võ mà ông đã sáng tạo và truyền dạy cho các môn sinh từ trước đến lúc bấy giờ đều hoàn toàn khác hẳn với môn võ Tang Soo hay Teak Kyun. Vì thế ông nghĩ cần phải đặt ngay cho môn võ thuật của mình một cái tên mới phù hợp với kỹ thuật đặc biệt của nó.
Tưởng nên nói rõ thêm, từ trước năm 1946, khi tướng Choi còn chỉ huy trung đoàn 4 BB đóng ở tỉnh Kwang Du, ông đã đem môn võ của ông ra dạy cho các môn sinh rồi.  Môn võ này ông nghiên cứu và sáng chế dưạ trên căn bản triết lý Đông phương, phối hợp với kỹ thuật và khoa học về cơ thể, y học... hiện đại.
Đến bây giờ là năm 1955, ông nhận thấy thời cơ đã đến để khai sinh ra cái tên “TAEKWON –DO” mà ông đã ấp ủ từ nhiều năm qua. Tướng Choi cân nhắc kỹ lưỡng các tên như : Tang Soo, Kong Soo, Kwon Bub... nhận thấy cái thì lai Tày, cái lai Nhật linh tinh. Các tên ấy chẳng cái nào mang tính cách thuần tuý dân tộc của người Triều Tiên hết cả. Còn cái tên Teak Kyun của TT Lý thì lại không phản ánh được hết tinh thần và kỹ thuật của môn võ Tae Kwon Do. Nhưng tướng Choi nghĩ muốn đánh bạt các tên cũ ấy, đồng thời khiến mọi người chịu chấp nhận cái tên mới Taekwon Do do mình nêu ra thực là khó. Vì thế ông mới lập ra một tổ chức gọi là “Hội đồng cố vấn” gồm một số nhân vật nổi tiếng và có uy tín trong các giới quần chúng lẫn chính phủ như: Phó chủ tịch Quốc Hội Cho Kyung Jae, đại tướng Lee Hyung Keun, tổng tư lệnh quân đội, và ông chủ tịch hiệp hội báo chí và truyền thông v.v...để đả thông trước với các vị đó danh xưng Teakwon do.
Sau đó, tướng Choi lại còn phải nhờ đến các nhân vật thân cận với TT Lý như: Ông Kwak Young Joo, đổng lý văn phòng của tổng thống, ông Suh Jung Hak, chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ tổng thống... để quí vị này lưạ dịp giải thích cho tổng thống Lý biết cái tên Teak Kyun mà TT đã nói chỉ là một cái tên của môn võ cổ truyền đã xưa lắm rồi, bây giờ không còn phù hợp với  trào lưu và môn võ mới này nưã.
Sau khi đã được TT Lý Thừa Vãn chấp nhận danh xưng TAEKWON –DO rồi, tướng Choi mới thưà lịnh TT ra chỉ thị cho các võ đường Oh Do Kwan và Chung Do Kwan phải cải danh Tang Soo, Teak Kyun, hay Kong Soo, Kwan Bub v.v...từ đây trở đi phải thống nhất danh xưng là “Taekwon Do  “.
 TAEKWON DO DU NHẬP VÀO V.N.
Bây giờ nói về cơ duyên du nhập môn võ Taekwon Do vào VN. Đến khỏang giưã muà Hè năm 1957, TT Lý Thưà Vãn đã mới TT Ngô Đình Diệm  đến thăm viếng Nam Hàn. Trong thời gian tham quan của TT Diệm có chương trình biểu diễn võ thuật Taekwon Do. Trong khi  xem các võ sư  trong quân đội Đại Hàn biểu diễn môn võ Taekwon Do, TT Diệm đã nói với TT Lý: “Bây giờ tôi mới hiểu được vì sao mà người lính Đại Hàn lại dũng mãnh và tôn trọng kỷ luật đến thế!”
Sau đó ít lâu, tướng Choi Duk Shin, một bạn thân của tướng Choi Hong Hi, được bổ nhiệm qua VN làm đại sứ. Nhân dịp ấy, tướng Choi Duk Shin mới đề nghị với TT Diệm nên mời một phái đoàn võ sư trong quân đội Đại Hàn sang VN biểu diễn võ thuật Taekwon Do cho  các giới sĩ quan trong quân đội VNCH coi.
Khi TT Diệm đạt lời mời đến trung tướng Choi Hong Hi, thì cùng một lúc tướng Choi cũng nhận được thơ mời tương tự của chánh phủ Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan.
Lập tức tướng Choi Hong Hi chọn một phái đoàn gồm 21 võ sư ưu tú nhất của quân đội Đại Hàn, ra lịnh cho họ phải tập dượt trong vòng 2 tuần lễ cho thuần thục chương trình biểu diễn ở VN và THDQ.
Đây là lần đầu tiên môn võ Taekwon Do do tướng Choi Hong Hi sáng lập đã được đem ra nước ngoài biểu diễn. Cũng từ đó VN được trở nên là nước thứ nhất trên thế giới đã du nhập môn võ Taekwon Do. Sau VN mới đến lượt THDQ ở Đài Loan.
Những cuộc biểu diễn Taekwon Do trong chuyến này ở VN đã đạt được kết qủa lớn lao ngoài dự liệu. Trên 300.000 khán giả VN, gồm đủ các cấp chánh quyền, các hàng tướng lãnh, sĩ quan cao cấp, một số đơn vị quân đội , cùng với các giới chánh trị và báo chí VN đã có dịp dự kiến và hoan hô nhiệt liệt. Trước sự thành công lớn lao đó, TT Diệm đã hết sức vui vẻ yêu cầu phái đoàn ở lại thêm một tuần lễ nưã để đi biểu diễn thêm  tại các nơi khác , khắp 4 vùng chiến thuật. Dịp này đại tướng Lê Văn Tị đã ngỏ lời khen ngợi phái đoàn không tiếc lời.Riêng TT Diệm còn công khai tuyên bố: “Thực tôi không tưởng tượng nổi cách nào mà con người lại có khả năng vận sức mạnh mẽ được đến như thế. Đó là một môn võ thuật nên thực hiện ở VN!”
Tóm lại,chuyến đi biểu diễn này của phái đoàn Choi Hong Hi đã đạt được hai mục tiêu: Thứ nhất , tướng Choi đã đem được cái tinh hoa văn hoá lâu đời từ 5.000 năm qua của dân tộc Triều Tiên  ra nước ngoài.  Thứ nhì , đến năm 1962, chính phủ Ngô Đình Diệm đã chính thức yêu cầu chánh phủ Đại Hàn gử i một phái đoàn võ sư huấn luyện viên Taekwon Do sang VN đêå huấn luyện cho quân đội VNCH và các giới quần chúng VN.

Chuyện thầy cô

Nguyễn Quang Lập

Bạn bè học cùng lớp lâu ngày mình có khi quên, có đứa quên biến, nhắc mãi mới nhớ. Nhưng thầy cô thì không bao giờ quên, dù chỉ dạy dăm ba tiết cũng không quên, đặc biệt là thầy cô thời phổ thông. Mình dần dần kể chuyện thầy cô cho vui, chỉ kể vui thôi chứ không có ý gì. Phàm là thầy cô, dù dạy ít dạy nhiều, dạy hay dạy dở mình đều kính trọng cả, không bao giờ dám xem thường.Cô giáo đầu đời của mình là cô Lý, dạy vỡ lòng. Hồi xưa muốn vào học cấp 1 đều phải qua lớp học chữ là lớp vỡ lòng, lớp này đều do làng xã tự mở không thuộc quản lý của phòng giáo dục huyện, lương lậu do làng xã trả, Nhà nước không trả. Thị trấn quê mình có ba bốn lớp vỡ lòng đều học ở đình làng, cô  Lý dạy lớp mình. Hình như cô không qua trường lớp sư phạm nào, cô quê ở Nghệ An theo chồng về Thị trấn, dạy thuê lớp vỡ lòng cho Thị trấn, lương tháng 20 đồng.
Chồng cô là thầy Tam hay thầy Tăng gì đấy, quên mất rồi. Thầy dạy cấp 2 ở gần nhà mình. Mình chỉ nhớ thầy cao cao gầy gầy, chuyên ngồi xổm trên ghế, ăn cơm uống nước chấm bài đọc báo… làm gì cũng ngồi xổm. Thỉnh thoảng thầy đánh hắng một tiếng rõ to, như là sắp nói một điều gì đó  rất quan trọng, nhưng thầy chẳng nói gì cả, có lẽ đó là thói quen khó sửa của thầy.
Khi nào mình đến chơi, thầy cứ ngồi xổm nhìn mình lừ lừ, nói thằng ni trôốc ( đầu) to gớm bay. Thấy thò tay búng chim mình một phát, nói ưa làm con rể thầy không. Hôm nào cũng chừng đó rồi quên mình ngay, kể cả khi mình chào về thầy cũng không ừ hử.
Cô Lý da trắng, mặt hơi nhiều tàn nhang, mắt lá răm, hai lúm đồng tiền sâu hoắm. Mỗi khi cô cười chẳng thấy mắt cô đâu, chỉ thấy hai lúm đòng tiền hồng tươi giật giật. Cô hiền khô, chả thấy khi nào cô quát mắng học trò, lớp ồn ào, cô lấy thước gõ gõ lên bảng, nói yên yên. Ồn ào bao nhiêu cô cũng chỉ gõ thước nói yên yên, không bao giờ to tiếng. Đứa nào nói hỗn, cô dừng lại nhìn đứa đó rất lâu, nói em nói chi rứa em. Cô khẽ thở ra lắc đầu, quay lên bảng giảng tiếp. Tức lắm thì cô khóc, khi cúi mặt khóc khi quay lên bảng vừa viết vừa khóc chứ cũng chẳng nói năng gì.
 Mình biết chữ lúc 4 tuổi nhưng đến 7 tuổi ba mình mới cho đi học vỡ lòng. Anh em nhà mình đều tuổi ấy mới được đi học chứ chẳng riêng mình. Ba mình cũng là thầy, ông dạy chính trị kinh tế ở cấp 3 sau đó ỏ trường trung học sư phạm tỉnh. Ông phản đối kịch liệt việc cho con đi học sớm. Ông luôn nói con nít 5, 6 tuổi còn dại, đó là tuổi chơi, không phải tuổi học. Bắt con nít tuổi đó đi học vừa khổ thân chúng nó mà kết quả nhất định không cao.
 Để làm gương cho mọi người, con cái ông đều 7 tuổi mới được đến trường. Ông làm gương mãi mà chẳng có ai noi gương ông, con nít trong Thị trấn Ba Đồn 5, 6 tuổi đều  được bố mẹ cho đi học cả. Đứa nào đi học muộn chỉ vì hoàn cảnh gia đình hoặc vì một lý do nào đó buộc phải đi học muộn chứ chả phải người ta nghe theo ông. Đến bây giờ khi mình bằng tuổi ba mình thời đó thì mình mới thấy ông đúng. Vì đi học muộn, anh em nhà mình đều khôn hơn bạn cùng lớp, tiếp thu nhanh, học rất nhàn mà vẫn luôn luôn nhất nhì lớp. Khổ thân mấy đứa con nít nói còn ngọng líu ngọng lo,  ăn uống còn chưa thạo, có đứa còn chả biết mặc áo quần lại phải đánh vần viêt chữ, làm toán làm tính.
 Nhưng với mình thì có lẽ ba mình đã không đúng. Cũng chẳng giỏi giang quái gì đâu, chẳng qua trời cho mình khôn sớm. Mình khôn hơn bạn bè cũng tuổi rất nhiều. Bốn tuổi đã biết chữ, năm tuổi đã đọc thông viết thạo, cộng trừ đến số 20 khá dễ dàng, thế mà đến bảy tuổi mới được cắp sách tới trường, lại phải học lớp vỡ lòng vì không có chứng nhận đã qua lớp vỡ lòng chẳng ai cho lên lớp một.
Với mình bảy tuổi ngồi lớp hai là vừa sức, đằng này phải ngồi lớp vỡ lòng, chán ốm. Đến lớp chẳng phải học gì, học gì nữa, những gì cô giáo dạy mình đã biết hết rồi. Mình ngồi ngáp vặt, ngủ vật vờ từ đầu buổi đến cuối buổi. Khi tỉnh táo thì chọc ghẹo bạn bè, thấy chúng nó cố rặn ra để đánh vần mình vênh váo cười chê chúng nó ngu. Thế là cãi nhau, đánh nhau. Lắm khi  cô Lý khóc vì mình.
Ở gần nhà mình nên cô biết mình ngoan, ít khi hỗn hào chọc ghẹo ai. Cô rất ngạc nhiên từ khi đi học mình đâm ngỗ ngáo, kiêu căng vô lối. Sau tìm ra lý do, cô cho mình làm lớp trưởng, sai mình làm “trợ lý” cho cô, khi thì viết mẫu, khi thì đánh vần, đặc biệt  được cô cho đứng đọc mẫu từng câu cho các bạn đồng thanh đọc theo. Hi hi, rất thích. Thỉnh thoảng cô bận việc chạy đi đâu đó, mình được toàn quyền điều khiển lớp, y chang ông thầy cu con, oai thật là oai.
Từ đó cứ mong đến sáng để đến lớp, bao giờ mình cũng đến lớp sớm nhất, ngồi một mình nhóng cổ ra đường chờ chúng bạn để được làm thầy.  Bạn bè trong lớp cũng nể. Mình sai chúng nó lau bảng, lấy phấn, quét dọn vệ sinh không đứa nào dám cãi lại, hết thảy đều nghe răm rắp. Mỗi khi lớp có chuyện gì cô lại nói lớp trưởng mô rồi, mình đứng vụt lên oai như ông lý trưởng. Bây giờ già khú, tóc bạc da mồi nghĩ lại chuyện đó vẫn sướng củ tỉ, he he.
Vào những ngày cuối cùng lớp vở lòng thì xảy ra chuyện quá buồn. Chừng mười giờ sáng, cả lớp đang học bỗng kẻng báo động vang lên ầm ầm. Cháy lớn ở trường cấp II, người lớn thi nhau chạy về phía đó. Cô Lý ở khu tập thể sát sau trường, nghe vậy bèn vội vàng bỏ lớp chạy về. Cô dặn mình phụ trách lớp giúp cô, đúng giờ mới cho về, không được về sớm. Mình bày trò dạy như cô dạy, cũng đọc mẫu, cũng bắt cả lớp đồng thanh, gọi đứa này đứa kia lên bảng đánh vần rồi cho điểm. Tất nhiên không dám ghi điểm vào sổ điểm của cô, chỉ giả vờ ghi thôi, thế mà chúng nó cũng tin. Mình rất ghét con gái, hồi đó sao mà ghét con gái thế không biết, hi hi. Bất kể đánh vần thế nào, viết chữ ra sao, nếu là con gái mình đều cho điểm không điểm một. Con trai đứa nào không cho mình ăn quà mình cũng phết cho điểm một điểm hai. Chúng nó nhao nhao phản đối ầm ầm, nói ê ê láo láo, thầy rứa mà thầy à. Mấy đứa con gái chĩa mông về phía mình vỗ vỗ, nói ẻ vô học với thằng Lập, ẻ ẻ quẹt quẹt.
Bỗng có ai đó hét ngoài sân, nói chồng cô Lý chết rồi. Mình vọt ngay ra cửa, cả lớp cũng ùa chạy theo sau, sách vứt đấy không đứa nào kịp mang theo. Tụi mình chạy về trường cấp II, ba dãy nhà của trường cháy rụi, khói hãy còn nghi ngút. Người ta không cho con nít vào xem, đuổi như đuổi tà. Không thấy cô Lý đâu, cũng không thấy ai chết. Chỉ nghe nói chết 4 người, trong đó có thầy Tam chồng cô Lý. Thầy leo lên mái nhà cắt tranh, dập lửa. Chẳng may đạp phải đòn tay mục, gãy, thầy rơi xuống đất, trúng ngay đống lửa đang cháy rất to.
Tuần sau mới thấy cô Lý quay lại lớp, đó là ngày cuối cùng của lớp vỡ lòng tụi mình. Cô mặc áo trắng, đeo băng tang đen ở ngực. Cô mỉm cười, nói cô vui mừng báo tin các em, tất cả lớp ta đều được lên lớp một. Cô chỉ nói câu đó thôi rồi mím môi im bặt, nhìn hết lượt cả lớp, nhìn rất lâu, nói  cô chào các em. Và cô bật khóc, khóc rất to. Lần đầu tiên cô khóc mà không cúi mặt, không quay  mặt lên bảng, không lén lau nước mắt. Cũng là lần cuối cùng mình thấy cô. Sau đó cô mang con về quê, từ bấy đến nay mình chưa bao giờ gặp lại.


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Kiếp thợ hồ.

Mấy bữa nay mưa quá trời, đã bắt đầu vào mùa mưa hay sao ý. Nghe ba phàn nàn trời mưa nên công việc bên công ty ba chẳng làm được gì, ba nói mấy ông công nhân mưa không làm được chỉ có nước chui vào lán ở công trường đánh bài, tán dóc còn không thì nhậu nhẹt lè phè suốt ngày. Nhiều ông còn nổi hứng đọc thơ rằng: "Trời mưa ướt lá cao su. Ướt l... dân cạo. Ướt c... thợ hồ ", dân cạo đây ý nói công nhân cạo mủ cao su, trời mưa thợ cạo mủ cao su cung nghỉ cạo. Đời làm thợ hồ thiệt khổ, nay đây mai đó lang bạt khắp nơi, cứ xong công trình thì lại bái bai bà con em đi chẳng mấy ngậm ngùi nuối tiếc, thi thoảng mới có đồng chí ca bài ca con cá của Trần Tiến: "Cầu xây xong đã lâu không có người về đưa dâu... "
Ngày nay cái nghề thợ hồ là cái nghề chuyên làm đẹp cho đời mà  đời chẳng coi trọng gì mấy. Mấy cái nghề khác cũng làm đẹp cho đời cho người thì được người đời tôn trọng lắm. Ví như cái nghề trang điểm thì được người ta kêu rất oách là make up, mấy bà quét rác thì đựơc gọi là chị lao công, mỹ miều hơn được gọi là nhân viên đánh bóng mặt đường. Còn mấy cha chụp ảnh thậm chí là chụp ảnh dạo cũng được gọi là phó nháy hoặc nhiếp ảnh gia, cao cấp hơn nữa thì có nhà quay phim, ông đạo diễn .... Nhưng nói chung thì ít khi người ta dùng từ thằng để chỉ một một người đang hành cái nghề nào đó. Vậy mà đối với cái nghề thợ hồ thì đó là chuyện bình thường,  trong mọi cuộc đàm luận trà dư  tửu hậu từ nhà hàng khách sạn đến đầu đường xó chợ người ta cứ gọi mấy doanh nghiệp thi công  hay mấy ông chủ thầu là mấy thằng thầu (chẳng hạn: mấy thằng thầu này nó giỏi lắm, kinh lắm, nó ăn như xiếc, nó ăn được cả xi măng, sắt thép... Kinh), còn mấy cha thợ hồ, phụ hồ thì được gọi là mấy thằng thợ hồ hoặc mấy thằng phụ hồ (vd: mấy thằng thợ hồ này ba trợn lắm, ẩu lắm ...). Chán cho một cái nghề!.
Có lẽ người đời có cái nhìn quá phiến diện, lúc nào cũng nghĩ những người làm nghề xây dựng như những bọn cướp đường, tại sao vậy? Thực tế cái nghề này hiện nay rất lạ bởi ai cũng có thể hành nghề được chẳng cần được đào tạo hay học hành bài bản. Từ ông kỹ sư cho đến anh học  chưa hết lớp  một cứ làm tuồn tuột, không làm nhà lớn thì làm nhà nhỏ, không làm được công trình nhỏ thì nhận công trình nhỏ hơn như làm chuồng heo chuồng gà, cầu tiêu hố xí.  Một lẽ đương nhiên là người ta vẫn chấp nhận chuyện ấy. Thậm chí có người không còn biết làm nghề ngỗng gì  khác nữa thế là chuyển sang làm phụ hồ , phụ chán rồi lên thợ, thợ được vài năm lại thành thằng thầu lại nhận công trình lớn nhỏ như thường, nhận được công trình là bắt đầu nổ, chém gió khắp nơi thế là lại nhận được công trình to hơn, cao hơn, cao cao mãi ...  rồi có ngày đổ nghe cái sầm. Theo Ba chính những đặc điểm này nên cái nghề xây dựng không được tôn trọng đúng mức. Cũng may là xã hội càng phát triển thì lại càng cần đến cái nghề này, và càng cần thì lại là cơ hội  cho mấy thằng thầu có việc làm và đẻ ra nhiều thằng thầu hơn nữa, mà đã là thằng thì nó lại ăn, ẩu, ba trợn, nổ và chém gió... thế là lại bị người đời coi khinh tợn hơn. Hết thuốc chữa.
Hai Khánh, 17/5/2011.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Ba đi học thêm

Tối qua ba đi học, cũng lâu lắm rồi ba mới đi học thêm buổi tối, về nhà gần 10 giờ đêm, đầu tóc bơ phờ mặt mày nhem nhuốc trông như người tất tàu. Đợi ba đi tắm rửa ăn uống xong tui mới sang phòng ba, hai ba con loay hoay một lúc mới lót xong cái ổ (trải lại cái ga thôi) để đi ngủ. Ba con tui nằm nói chuyện về buổi nhập môn của ba, ba kể:
Vừa đi khởi công công trình ở Dầu Tiếng về ba vội vội vàng  vàng phóng xe máy gần mười tám cây số xuống Trường ĐHKT TP.HCM ở số 17 Phạm Ngọc Thạch. Phải lạng qua lách lại hơn cả tiếng đồng hồ  với tinh thần tập trung cao độ hơn cả đua xe công thức 1 mới vượt qua được dòng người xe kín khịt để tới trường kịp giờ, tưởng thế là xong ai dè gửi xe còn khủng khiếp hơn. Cả ngàn xe máy phải nhích từng milimet một để vào bãi gửi xe, đường vào bãi gửi xe đi dưới hành lang ban công của hai ngôi nhà nằm sát nhau nên nom y hệt như đường hầm. Cái nóng hầm hập của buổi chiều đầu hè cùng tiếng động cơ của ngàn chiếc xe máy, khói xe, mồ hôi ... tạo thành một không gian đặc quánh đến ngột ngạt. Khiếp. Thấy cảnh này mới biết người Việt Nam mình thật hiếu học, có khó khăn bằng mấy thì cũng ráng kiếm cái chữ, có người kiếm cái chữ để về làm cần câu cơm, có người kiếm chữ để thành ông này bà nọ, có người để mở mang trí tuệ nhưng cũng có người chỉ kiếm để mà kiếm chứ chẳng để làm gì sất. Ba hơi khác chút là kiếm dăn ba chữ để chém gió cho nó có bài bản tí thôi, chứ không học mà chém bậy chém bạ có ngày lại bị ăn quả vả là tương lai rất gần.
 Buổi nhập môn được đích thân ông Viện trưởng lên lớp, ổng tự giới thiệu là P.GS TS T.V. Thiện, quê ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Nghe ổng nói thì có vẻ ổng rất yêu và tự hào về quê "Hà Tĩnh mình ơi"  ngoại trừ dàn lãnh đạo tỉnh nhà ?! ổng còn tự khoe là có trong danh sách ứng cử viên HĐND TP khóa này nhưng không rõ trúng hay trượt, hy vọng ổng trúng chẳng phải gì cả ngoại trừ ổng là người cùng quê (thế mới biết ba có tư tưởng cục...) . Buổi học cũng khá thú vị vì nhiều kiến thức mới và lạ nhưng ba vẫn thấy lạ nhất là ổng kể về chuyện có cụ nông dân hàng xóm ở quê dạy ổng lúc ổng còn thanh niên rằng trên đời có ba cái họa lớn mà phải nên tránh và hết sức phải tránh: Một là lấy vợ quá trẻ và đẹp, hai là tài thì ít mà giữ chức thì cao, ba là đức thì mỏng mà hưởng bổng lộc thì dày...
Đang học thì có điện thoại bà Sang gọi tới làm ba giật mình, giật mình vì cả đời bà đâu có gọi cho ba bao giờ đâu, lật đật chạy ra ngoài gọi lại hỏi bà có chuyện gì gấp không thì bà chỉ nói lâu lâu gọi hỏi thăm con. Ui cha mẹ ơi ! Thật sướng không chịu được. Sướng vì lần đầu tiên bà Sang gọi điện hỏi thăm, sướng không chịu được vì từ nhỏ đến lớn bà chỉ xưng hô theo kiểu tau với mi hoặc lịch sự lắm thì cũng chỉ o với mi vậy mà bữa ni lại lịch sự đột xuất kêu con. Chắc tại bởi dạo này bà coi phim Hàn Quốc nhiều.
Nghe ba kể được đến đây thì tui đã ngủ mất tiêu từ hồi nào. Sáng nay tỉnh dậy cứ băn khoăn hoài về ý tứ trong ba cái họa nên tránh của của ông cụ nông dân kia, rồi lại thấy lo lắng cho ba về chuyện đi lại trong những buổi học tiếp theo... Thấy mình thật vớ vẩn giống như bà Sang vẫn hay nói "ngồi mà lo bò trắng răng" hehe... 
Chợt nghĩ giờ này chắc bà Sang đang nằm đong đưa trên võng xem tập tiếp theo của bộ phim Hàn Quốc nghìn tập, còn bầy gà của bà thì đang nhảy lưng tưng trên sập dưới bàn thỉnh thoảng lại rất tự nhiên làm cái ... soẹt tòe loe ra đó.  Mà chúng nó tự nhiên cũng phải thôi vì bà có rảnh đâu mà quan tâm tới ba cái chuyện rất tự nhiên đó. Cuộc sống thế nó mới sướng chứ !.

Bài đọc thêm:

Hỗn loạn trong giao thông, hỗn loạn trong tâm lý.
Vương Trí Nhàn


Liệu có thể nói rằng, hàng ngày, phóng xe đi lại trên đường Hà Nội, anh chưa một lần vượt đèn đỏ trái phép? Anh đừng chối, đúng là không chứ gì? Mượn cái chữ của các cơ quan quản lý, vậy là có những lúc anh đã thiếu ý thức. Có bao giờ anh thử giải thích với chính mình tại sao cái gọi là ý thức giao thông khó bồi dưỡng đến vậy?
Một anh bạn đã độp vào mặt tôi mà tương ra những câu hỏi hắc búa trên, đúng vào những ngày giao thông đang trở thành câu chuyện đầu miệng giữa mọi người.
Bởi anh đã cài trước rằng đừng có chối, nên tôi cũng phải thành thực mà nhận. Nhận rằng có đôi lúc không tự chủ được. Nhìn trước nhìn sau không có công an đứng đón là tranh thủ làm một cú ào qua đường. Chẳng qua không phải là làm thường xuyên thôi. Và phải nói ngay là nhiều lần khác, cái định ào qua đường ấy đã đến, rồi thấy có lẽ cũng hơi nguy hiểm, nên bấm bụng chờ đợi.
Tôi nghĩ rằng trước hết ở đây, nói cho to tát ra, có cái tạm gọi là "căn bệnh thời  đại" : bệnh sốt ruột. Hình như nay là lúc ai cũng vội. Hàng ngày mở mắt ra đã thấy bao nhiêu việc chờ mình. Ý nghĩ chúng ta đi quá nhanh. Mà tốc độ đi lại thì quá chậm. Đó là một lẽ. Nhưng không chỉ có vậy.
Hồi còn sống, nhà văn Phan Tứ (tức Lê Khâm) nổi tiếng máy móc. Đi đâu, ông cũng túi dết khẩu trang đàng hoàng. Nhà thơ Xuân Quỳnh dự đoán : “Ông này 12 giờ đêm, qua ngã tư vẫn giơ tay xin đường… ”. Theo tôi, cái thói quen ấy của Phan Tứ có liên quan đến cuộc sống nền nếp mà bây giờ không sao khôi phục nổi. Những năm bảy mươi của thế kỷ trước, giao thông Hà Nội còn khá quy củ.
Chắc Phan Tứ cũng có lúc khổ vì thói quen của mình, muốn sửa mà không sửa được.
Còn chúng tôi bây giờ thì khác. Cái đời sống nhộn nhạo chung quanh lúc nào cũng thầm thì vào tai tôi : “Luật lệ là một chuyện, nhưng kìa, nhìn xem, trên đường phố và ở bao nhiêu những góc tối của cái thành phố này, bao nhiêu người đang phạm luật. Mình chỉ là một thành viên bé nhỏ của cái guồng máy khổng lồ. Giữ gìn chỉ thiệt!”.
Ở trên, tôi vừa nói là có những lúc, tôi đã định ào qua đèn đỏ, rồi kịp kiềm chế, và lâu dần thành một thói quen sống bình tĩnh, từ tốn, sống biết chờ đợi.
Nhưng có những lúc lạ lắm. Rõ ràng đã tự nhủ rằng : “Không đi đâu mà vội!” rồi, mà vẫn cứ đâm đầu phạm lỗi. Nghĩ lại thì hóa ra lúc ấy có mấy người khác cũng làm cái chuyện bậy bạ đó và mình bị cái tâm lý bày đàn chi phối.
Phương Tây từng có câu chuyện ngụ ngôn kể về một anh nọ hại một nhà buôn cừu bằng một cách lừa đơn giản. Trên chuyến tàu vượt bể, anh ta gạ mua của nhà buôn chỉ một con với giá rất đắt. Để làm gì? Để quẳng nó xuống biển. Kết quả đau lòng, cả đàn cừu của gã nhà buôn cùng nhảy xuống theo.
Tôi biết rằng người ta sẽ cãi lại : “Ý thức của anh đâu?”.
Ai có cười thì tôi cũng xin  chịu, nhưng phải nhận trong con người tôi lúc ấy, có một con cừu nó thức dậy.
Người ta thích bắt chước nhau lắm. Bắt chước cái tốt thì khó chứ chạy theo cái xấu thì dễ ợt, có ai cần phải cố gắng.
Hồi Hà Nội còn xe đạp nhiều hơn xe máy, đến Thư viện Quốc gia, giới bạn đọc bọn tôi (kể cả những người già như tôi, chứ không phải chỉ các cô các cậu sinh viên) có thói quen phóng cả xe qua cái cửa hẹp. Mới đầu, mấy sinh viên nước ngoài nhìn thấy thế lắc đầu, bảo người Việt các anh lạ thật đấy, vội vội vàng vàng, trăm người như một. Vài năm sau, chính họ cũng làm thế, cũng phóng xe qua cửa rồi mới xuống xe một cách “tự nhiên như người Hà Nội”. Nói như dân gian, do ở đây lâu, họ đã ăn phải đũa người Việt lúc nào không biết.
Kết luận cuối cùng của tôi : Trong điều kiện giao thông vừa manh mún vừa quá tải, nói chung là trong điều kiện đời sống còn rất lạc hậu như hiện nay, những rủi ro là khó tránh khỏi. Nhắc nhở nhau về ý thức là cần, nhưng cũng nên biết, ở đây không phải chỉ có ý thức, mà còn phải tính tới sự có mặt một mớ bòng bong rắc rối gọi chung là tâm lý cá nhân nữa. Trong tâm lý của mỗi người đều in dấu của xã hội. Rồi ra xã hội có tiến lên thì tâm lý con người mới khá lên theo được.