Trang

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Miên man (2)

Bài liên quan: Miên man (1)


Rừng Xà nu (một dạng thông ba lá)
(giovanuoc) - Mấy hôm nay lu xơ bu việc đẩu đâu, nên cái quán bán nước suối trong gió miên man này lạnh tanh chả có mồi màng gì cả, khách ghé cũng không nốt... Đang chan chán thì o CamHuong nhắn bẩu sẽ gửi một đoạn nối vào cái chỗ "miên man"  của PH, mừng quá nhưng cũng hơi lo vì không rõ biến đổi khí hậu ở nước ta ra sao mà lắm đứa miên man thía không bít.  Nghe mấy bác sĩ ở khoa truyền máu hay xét nghiệm chi đó của Bịnh vịn Hà Tịn bẩu lan man là triệu chứng rất dễ dẫn đến man man, một loại bịnh vô phương cứu chữa ngoại trừ về Bịnh vịn Đa Khoa Hà Tịn thay máu (may ra hết bịnh)... Hề...! PH với lị CH ngâm cấu cấy coi có sao không để còn bít mà đăng ký hía...

Đang chờ CH man man thì chiều nay lại nhận được mail của PH, bài rất hay với hình ảnh rất gợi và chẹp hết sức. Đọc xong cứ ngỡ đây là một bức tranh chơ không phải vài dòng miên man như tác giả nói. Giờ thì ngắm tranh đi nào...

(PH) - Tui đến Kon Tum từ những ngày đầu thế kỷ. Thủa ấy miền đất nằm bên bờ con sông ĐăkBla chảy ngược này còn dịu dàng và “khờ dại” lắm. Xe chạy chậm chậm qua cầu treo, trong ráng chiều mà lòng tui cứ thổn thức theo giai điệu “Thành phố buồn”, bởi nó giống Đà Lạt năm xưa của Lam Phương quá. Cũng “đường quanh co quyện gốc thông già”, cũng “ chiều đan tay nghe nắng chan hòa”, cũng tiếng chuông chiều lảnh lót từ ngôi giáo đường cổ, ngân vang, ngân vang, ngân vang trong mờ sương….

Tui nhớ những vườn cà phê xanh mướt dọc con phố dài, tiếng ghi ta dặt dìu trong quán vắng, những đồi hoang tím hoa ngũ sắc, những ngọn thác cứ ngỡ như ai rót nước từ trời cao. 

Tui nhớ mảnh ruộng nhỏ bên hốc núi lúa vàng ươm, có ông lão người Giẻ Triêng như đạo sỹ ngồi canh chim ăn lúa, vắng lạng, cô đơn….

Tui cũng nhớ cái gian khổ của đời trai xây dựng, khi lũ cắt đường hơn nửa tháng, không thông tin liên lạc, không tiếp tế, chỉ còn biết ngồi trong lán dưới chân Ngọc Linh hùng vĩ, hết miên man về cụ Mết, anh Tnú trong Rừng xà nu thưở nào, lại ngồi đếm mưa, nhìn công trình của mình trôi theo nước lũ, bát cơm đỏ màu phù sa với rau rừng và muối, đêm ngủ có vắt bò lên chân …ngủ cùng. 

Tui cũng nhớ những ánh mắt mỏi mòn vì chờ đợi và tiếng ồ đồng thanh khi nhìn thấy đốm nhỏ nơi bìa rừng cứ to dần, to dần…rồi hiện rõ thành chiếc xe ba cầu vào …cứu tế.

Mười hai năm rồi, sơn nữ ngày nào có còn “khờ dại” …?
(Đến đây lại say quá mất rồi, hôm sau viết tiếp…)


1 nhận xét:

PH nói...

Cảm ơn vì sự đồng điệu của tâm hồn chủ quán.